Khi nào thì được sử dụng còng số tám?

bởi
hỏi cung vào ban đêm

Còng số tám hay còn gọi là khóa số tám là một biểu tượng của pháp luật hình sự. Không phải trường hợp nào cũng được sử dụng còng số tám để  khống chế tội phạm. Vậy thì khi nào cán bộ cơ quan điều tra mới được sử dụng còng số tám?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Còng số tám là gì?

Còng số tám có thể hình dung là một vật dụng dùng để khống chế tội phạm, hạn chế các cử động liên quan đến tay hoặc chân, theo như pháp luật định nghĩa thì đây gọi chính xác là khóa số tám, một trong các công cụ hỗ trợ theo khoản 9 Điều 3 pháp lệnh số 16/2011 của ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

2. Ai được phép sử dụng còng số tám?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng bộ công an, chủ trì cùng với Bộ trưởng và Thủ trưởng quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ, Công an nhân dân và các đối tượng khác theo Điều 30 pháp lệnh số 16/2011 của ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 30: Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ
1. Công cụ hỗ trợ được trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.
2. Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với công an nhân dân; chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng khác.

3. Khi nào mới được phép sử dụng còng số tám?
Như vậy, còng số tám được đưa vào sử dụng khi người phạm tội có hành vi đe dọa trực tiếp như cầm súng dọa bắn, cầm hung khí tấn công làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác, sử dụng để phòng vệ chính đáng hay theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 33 pháp lệnh số 16/2011 của ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 33: Sử dụng công cụ hỗ trợ
1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh này;
b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác;
c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng đối với từng loại công cụ hỗ trợ.

Tuy nhiên, còng số tám nên sử dụng linh hoạt, chỉ dùng để đảm bảo trật tự khi người bị bắt có phản kháng tiêu cực, ngoài ra không nên có các thái độ sử dụng nhục hình, xúc phạm thô thiển kèm theo sau khi đã khóa còng.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm