Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 222/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn 1. Tiền mặt là gì? Thanh toán bằng tiền mặt là gì? Tiền có thể hiểu theo định nghĩa chung là vật ngang giá, thước đo chuẩn dùng để trao đổi hàng hóa hay dịch vụ trong một quốc gia. Tiền theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, nó thuộc tài sản được quy định tại Điều 105 bộ luật dân sự 2015.
Điều 105. Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. …
Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 3 nghị định 222/2013/NĐ-CP định nghĩa tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Việc thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành. 2. Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán. …
2. Không cho khách thanh toán bằng tiền mặt có vi phạm pháp luật? Về cơ bản pháp luật không quy định việc không cho khách thanh toán bằng tiền mặt là vi phạm pháp luật. Khách hàng được quyền tự do lựa chọn hình thức chi trả. Vấn đề này, các cửa hàng, siêu thị, khu thương mại,… nếu không cho khách hàng thanh toán bằng tiền mặt thì phải có lí do chính đáng gửi đến khách hàng. Nếu không, việc tiếp tục thanh toán hay quay lại mua hàng là chuyện của khách hàng, ảnh hưởng doanh thu, gặp bất lợi là chuyện khó tránh khỏi.
3. Khi nào thì pháp luật cấm thanh toán bằng tiền mặt? Căn cứ Điều 4, 5 và 6 nghị định 222/2013/NĐ-CP, pháp luật cấm thanh toán bằng tiền mặt trong 06 trường hợp sau đây:
- Các tổ chức sử dụng kinh phí thuộc ngân sách nhà nước thì không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp theo quy định của Bộ Tài chính.
- Các tổ chức sử dụng vốn nhà nước thì không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.
- Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.
- Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng thì không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Điều 4. Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và tổ chức sử dụng vốn nhà nước 1. Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính. 2. Các tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Giao dịch chứng khoán 1. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán. 2. Tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp 1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. 2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không cho khách thanh toán bằng tiền mặt có vi phạm pháp luật? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.