Chế độ thai sản là một trong những chế độ được quan tâm nhất trong những nhóm đối tượng điều chỉnh của luật bảo hiểm xã hội. Nhắc đến chế độ thai sản có thể nghĩ ngay đến những chế độ hưởng, thời gian nghỉ của phụ nữ sinh con, mang thai, nuôi con nhỏ. Vậy, trường hợp phụ nữ không đăng ký kết hôn, hay sinh con một mình thì liệu có được hưởng chế độ thai sản hay không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng được 02 điều kiện sau:
Thứ nhất, về đối tượng:
- Lao động nữ mang thai: Tất nhiên, chế độ thai sản thì trước tiên phải hướng đến người lao động đang mang thai.
- Lao động nữ sinh con. khi phụ nữ vừa sinh con; và đang nuôi con nhỏ thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. Mang thai hộ vẫn là mang thai. Người lao động lúc này vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. Khi nhận nuôi con nhỏ thì người lao động cũng được xem là nuôi con nhỏ dưới 6 tháng và sẽ được hưởng chế độ thai sản như bao người khác.
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản. Đặt vòng tránh thai cũng khiến cho sức khỏe người lao động suy giảm. Việc hỗ trợ người lao động lúc này cũng là một biện pháp khá hợp lý.
- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Thứ hai, về thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Bên cạnh việc thuộc đối tượng được hưởng thai sản; thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cũng là căn cứ để người lao động được hưởng chế độ này. Không phải cứ có thai là được hưởng kể cả việc vừa tham gia bảo hiểm phải không nào. Pháp luật quy định về thời gian cụ thể đối với từng trường hợp như sau:
- Người lao động sinh con; mang thai hộ; nhờ mang thai hộ hay nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; nhận nuôi con nuôi.
- Riêng lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định; thì phải đóng đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc; thôi việc trước thời điểm sinh con; nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi mà đủ các điều kiện nêu trên vẫn được hưởng chế độ thai sản như những lao động khác.
Như vậy; bằng việc đáp ứng cả hai điều kiện trên thì người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Không đăng ký kết hôn có được hưởng chế độ thai sản không?
Việc phải đăng ký kết hôn hay không để được hưởng chế độ thai sản phụ thuộc vào đối tượng hưởng là lao động nam hay lao động nữ.
Thứ nhất, đối với lao động nữ:
Như đã phân tích ở trên thì việc hưởng chế độ thai sản thì đáp ứng điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là trường hợp mang thai và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Không có một quy đình nào yêu cầu phải kết hôn mới được nhận chế độ thai sản.
Bởi vậy, đối với lao động nữ thì nếu đủ điều kiện như đã phân tích ở trên; thì sẽ được hưởng chế độ thai sản mà không hạn chế quyền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con dù có đăng ký kết hôn hay không.
Thứ hai, đối với lao động nam:
Thực tế, pháp luật Việt Nam quy định thì không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng được hưởng chế độ thai sản, cụ thể theo quy định của pháp luật:
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Bởi vậy, rõ ràng phải thực hiện đăng ký kết hôn; thì lao động nam mới được hưởng chế độ thai sản khi có vợ mang thai.
Mời bạn đọc xem thêm
- Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ
- Hướng dẫn về thời gian nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định; người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:
– Lao động nữ mang thai
– Lao động nữ sinh con
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ thời gian hưởng chế độ thai sản của nam như sau:
– 05 ngày làm việc với những trường hợp thông thường;
– 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi; từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
– 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng gồm:
– Bản sao giấy chứng sinh;
– Hoặc bản sao giấy khai sinh;
– Hoặc trích lục khai sinh.
Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật; sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì cần có thêm giấy tờ của cơ sở khám; chữa bệnh thể hiện việc vợ sinh con phải phẫu thuật; sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao; tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.