Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có sao không?

bởi MinhThu

Như chúng ta đã biết thì khi đáp ứng được những điêu kiện theo luật định, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thì công dân phải thực hiện việc đăng ký và tham gia khám sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều người vì không muốn tham gia nên cố tình trốn tránh. Liệu trách nhiệm hành chính, hình sự có được đặt ra vs hành vi này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Luật nghĩa vụ quân sự 2015

Nghị định 120/2013/NĐ-CP

Thông tư 95/2014/TT-BQP

Nội dung tư vấn:

1, Có lệnh khám sức khỏe là phải đi !

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân đối với độc lập, chủ quyền, sự an nguy của đất nước. Công dân khi đủ từ 18 tuổi trở lên sẽ được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi từ khoảng đủ 18 đến đủ 25. Còn đối với trường hợp công dan tham gia học cao đẳng đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ kéo dài đến 27 tuổi.  Quy định cụ thể tại điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Có thể thấy, dù là bất cứ ai, ngành nghề nào, thì theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, công dẫn vẫn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nhập ngũ.  

Việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự  là một hành vi vi phạm hành chính. Công dân muốn trốn nghĩa vụ thường thực hiện một số hành vi như là không đăng ký tham gia khi có lệnh gọi, không tham gia buổi tập trung….trong có đó hành vi không tham gia khám sức khỏe thậm chí là làm sai lệch tình trạng sức khỏe của mình bằng việc hút thuốc lào, thậm chí là uống thuốc tránh thai, giả cận,….)  là khá phổ biến. Hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật!

2. Mức xử phạt

Với xử phạt hành chính:

Hành vi không tham gia khám sức khỏe thậm chí là làm sai lệch tình trạng sức khỏe của mình nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 120/2013/NĐ-CP:

Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ngoài việc bị xử phạt, người vi phạm vẫn sẽ phải tham gia khám sức khỏe lại như bình thường. Chạy trời không khỏi nắng! 

Ở đây có một khái niệm cần chú ý, đó là “lý do chính đáng“. Vậy thế nào là lý do chính đáng? Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định các lý do chính đáng này bao gồm:

  • Người thực hiện NVQS bị ốm, tai nạn
  • Thân nhân người thực hiện NVQS bị ốm nặng. Thân nhân gồm bố mẹ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con.
  • Thân nhân người thực hiện NVQS qua đời nhưng chưa tổ chức tang lễ.
  • Nhà ở của người thực hiện NVQS hoặc thân nhân bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
  • Người thực hiện NVQS không nhận được giấy báo khám sức khỏe, lệnh nhập ngũ do lỗi của người có trách nhiệm hoặc người khác gây cản trở.

Chỉ trong những trường hợp trên thì người thực hiện NVQS mới có thể vắng mặt.

Đối với Xử lý hình sự:

Nếu tính chất của hành vi trốn tránh nghĩa vụ có ảnh hưởng nguy hiểm đến xã hội, mà xét thấy đủ cấu thành tội Trốn tránh nghĩa vụ được được quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 thì người có phải chịu trách nhiệm hình sự.

Biểu hiện bởi việc Người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hành vi này có thể bị xử phạt đến 3 năm tù. Người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 5 năm nếu có các tình tiết tăng nặng như tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến hay Lôi kéo người khác phạm tội. Cụ thể hóa tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 332: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự: 

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, có nghĩa vụ thì thực hiện thôi,Chúng ta không nên trốn tránh để tránh việc bị xử phạt tiền hay phạt tù. Phục vụ tổ quốc là một cách thể hiện tình yêu nước cao cả mà. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm