Không được sử dụng cụm từ “Điều trị tận gốc” trong quảng cáo thuốc!

bởi Luật Sư X
điều trị tận gốc
Không khó để có thể bắt gặp những cụm từ “điều trị tận gốc”, “yên tâm sử dụng”, “không lo tái phát”… trong quảng cáo những liều thuốc gia truyền, tây y… Đây là hình thức quảng cáo khá phổ biến. Nhưng đó lại là hành vi vi phạm pháp luật. Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật Quảng cáo 2012

Nội dung tư vấn:

1. Không được sử dụng ” điều trị tận gốc ” trong quảng cáo thuốc chữa bệnh. 

Bán hàng thì không thể thiếu được giai đoạn tuyền thông, PR sản phẩm.  Quảng cáo là một trong những phương tiện truyền thông sản phẩm của nhà sản xuất nhằm giới thiệu về công dụng, giá cả, chất lượng, khuyến cáo….đến người tiêu dùng. Đây là một phương thức bán hàng rất tốt nhờ hiệu quả nó mang lại. Khác với các mặt hàng hàng, việc quảng cáo các sản phẩm thuốc phục vụ việc điều trị bệnh tật, cải thiện sức khỏe được quy định rất khắt khe. Cụ thể, Căn cứ vào Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, pháp luật có quy định không được sử dụng một số từ có tính chất gây nhầm lẫn về chất lượng, công dụng về thuốc cho người tiêu dùng. 

Cụ thể: 

Điều 126. Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc

6. Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

Bởi lẽ, việc cam kết bằng những từ ngữ mang tính chắc chắn như vậy không được cam kết đối với thuốc chữa bệnh loại sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Bởi thuốc còn phải phụ thuộc vào chỉ dẫn của bác sĩ mới được sử dụng cho từng bệnh nhân cụ thể. Các cụm từ này sẽ gây nhầm lẫn về công dụng, xuất xứ hay các thông tin khác của thuốc. Bởi vậy, pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng “điều trị tận gốc” và các từ tương tự khi quảng cáo thuốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng: Danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân; Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc… cũng quy định là hành vi bị cấm trong quảng cáo thuốc. 

2. Các hành vi bị nghiêm cấm khác

Bên cạnh đó, việc quảng cáo thuốc cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung được quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, cụ thể cấm trong hoạt động sau quảng cáo

  • Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như thuốc lá, rượu,Thuốc kê đơn…
  • Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
  • Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
  • Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

  • Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
  • Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
  • Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
  • Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
  • Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

  • Quảng cáo có sử dụng các từngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
  • Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

  • Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
  • Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Không được sử dụng cụm từ “Điều trị tận gốc” trong quảng cáo thuốc! Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm