Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Những đối tượng không chịu thuế TTĐB?

bởi Vudinhha

Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt là loại thuế có mức thuế suất tương đối cao; làm gia tăng đáng kể giá cả của hàng hóa dịch vụ; có chức năng điều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý. Tất nhiên thuế tiêu thụ đặc biệt không sử dụng; để áp dụng với tất cả các loại mặt hàng, dịch vụ; mà chỉ giới hạn. Vậy với những tác dụng như vậy thì những mặt hàng nào không là đối tượng của loại thuế này.

Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
  • Nghị định số 26/2009/NĐ-CP

Bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu; thu trực tiếp vào hành vi sản xuất; nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người; và có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội.

Thuế chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất; hoặc khâu cung ứng dịch vụ chịu thuế trong nước. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu; thuế TTĐB được đánh ở khâu nhập khẩu; và khâu cơ sở nhập khẩu bán ra hàng hóa đó.

Như vậy bán chất của Thuế TTĐB là đánh vào những hàng hóa không cần thiết; với nhu cầu thiết yếu của con người; giúp hạn chế những hàng hóa ấy đến tay người tiêu dùng.

Những đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Đối với hàng hóa thông thường

Với bản chất như trên; thì những mặt hàng hóa sau đây sẽ không là đối tượng chịu Thuế này. Căn cứ vào Điều 3 Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt 2008; cụ thể như sau:

Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc bán ủy thác cho cơ sở sản xuất kinh doanh để xuất khẩu .

Cơ sở có hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB theo quy định này phải có hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng gia công cho nước ngoài
  • Hóa đơn bán hàng hóa xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công
  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

Đối với hàng hóa nhập khẩu

Đối với hàng hóa cơ sở xuất khẩu mua, nhận ủy thác xuất khẩu để xuất khẩu; nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước; cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa này khi tiêu thụ bán trong nước.

Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:

  • Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
  • Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

Đối với hàng hóa quá cảnh

Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu; bao gồm:

Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam; và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền.

Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.

Đối với hàng hóa nhập khẩu tạm

Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.

Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.

  • Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.
  • Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam
  • Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
  • .Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoàivào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

Như vậy ngoài những hàng hóa được quy định cụ thể trong Điều 3 Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt 2008 thì những hàng hóa quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt là những đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Câu hỏi thường gặp

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu; thu trực tiếp vào hành vi sản xuất; nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng ở đây là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người; và có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội.

Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp nào?

Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: :  0833102102

Xem thêmNghỉ hưu khi mình bao nhiêu tuổi và nghỉ hưu sớm trước tuổi được không

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm