Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ được làm giả như giấy khám sức khỏe, chứng chỉ tin học, tiếng anh… nhằm mục đích giải quyết nhu cầu không chính đáng của một thị trường người ển muốn tiêu thụ và từ đó làm lợi bất chính cho các đối tượng thực hiện hành vi làm giả. Vậy, quy định pháp luật có chế tài như thế nào đối với hành vi làm giả giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ giả? Người làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan bị tội gì? Điều này sẽ được Luật sư X phân tích trong bài viết
Căn cứ:
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn:
Làm giả con dấu là gì?
Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức là hành vi của người không có thẩm quyền cấp, ban hành giấy tờ đó nhưng đã cố ý tạo ra chúng bằng những phương pháp nhất định để nhìn như giấy tờ thật. Hành vi làm giả có thể là làm giả một phần hoặc làm giả toàn bộ giấy tờ.
Làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan bị tội gì?
Hiện nay, hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị coi là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và chịu chế tài hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 như sau:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1.Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Dấu hiệu của tội làm giả con dấu như thế nào?
Dấu hiệu nhận biết tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức:
Thứ nhất: Về chủ thể phạm tội (người thực hiện hành vi phạm tội)
Chủ thể của tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự của một cá nhân được thể hiện qua những yếu tố sau:
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Ví dụ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Thứ hai: Hành vi phạm tội (mặt khách quan của tội phạm)
Người phạm tội có hành vi làm giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. Nghĩa là người phạm tội không có thẩm quyền cấp, ban hành các giấy tờ, tài liệu đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ, tài liệu đó bằng những phương pháp nhất định để giấy tờ, tài liệu đó có bề ngoài như giấy tờ, tài liệu thật. Việc làm giả có thể là làm giả toàn bộ hoặc giả từng phần. Mục đích làm giả giấy tờ, tài liệu là để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Thế nào là tội làm giả con dấu?
Làm giả con dấu là gì?
Tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tội sử dụng con dấu được ghép với một tội danh dầy đủ là “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Theo đó tội này được hiểu như sau: Tội làm giả con dấu là hành vi tạo ra con dấu giả mạo, không phải do cơ quan có thẩm quyền làm ra.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu thì “con dấu” được định nghĩa là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Và cũng theo quy định của Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu thì việc sử dụng con dấu phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:
Điều kiện sử dụng con dấu
1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.”
Chứng chỉ, bằng cấp giả là gì?
Chứng chỉ và bằng cấp là hai thuật ngữ quá quen thuộc trong thời đại ngày nay. Cả hai đều dùng để chứng minh việc hoàn tất một khóa học nào đó. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai từ ngữ trên như sau:
- Chứng chỉ chứng minh việc hoàn tất một khóa học từ 1-2 năm, được trao bởi bất kì một cơ sở nào.
- Bằng cấp chứng minh việc hoàn tất một khóa học từ 3-4 năm, được 1 trường đại học uy tín trao tặng.
Theo đó chứng chỉ, bằng cấp giả là hai bằng chứng được tạo ra không đúng sự thật, không có giá trị sử dụng, tuy nhiên việc tạo ra rất tinh vi, đôi khi bằng mắt thường sẽ không nhìn thấy.
Tuy chưa phải là điều kiện đủ nhưng nó là điều kiện cần để để nhà tuyển dụng có thể tuyển bạn hay bạn có khả năng để thăng chức. Tuy nhiên việc sử dụng chứng chỉ, bằng cấp giả gây ra sự bất công và hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội, là một việc làm đáng lên án.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hình sự tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết về chính sách mới có hiệu lực hôm nay (09/11/2021). Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0936128102
Câu hỏi thường gặp:
Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam
Theo điều 341 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ; quyền hạn thực hiện việc sửa chữa; làm sai lệch nội dung, giấy tờ, làm và cấp giấy tờ giả… thì có thể bị phạt tù cao nhất là 20 năm tù.
Tội nhận hối lộ. Theo đó, mức phạt tù cao nhất trong trường hợp này có thể là tử hình.
Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.