Trong thời gian gần đây, tình trạng mua bán linh kiện các loại súng quân dụng, súng tự chế diễn ra công khai. Các loại súng tự chế sau khi lắp ráp có mức độ sát thương cao, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây; về một đối tượng lập kênh youtube để buôn bán súng, đạn trái phép.
Tóm tắt vụ việc:
Chiều 4/8, công an huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn cho biết, đã bắt quảng tang Trần Đức Hải (SN 1990, trú tại xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Đối tượng đang nhận 43,3 kg đạn chì, có kích thước khác nhau tại khu vực bưu điện xã Vân Nham (huyện Hữu Lũng).
Qua khai thác nóng, Hải khai nhận hai thùng đạn chì nêu trên do một người tên Đức, ở Thanh Hóa gửi, sau khi Hải “đặt hàng”.
Khám nhà Hải, công an thu giữ 1 khẩu súng hơi PCP do Hải tự lắp ráp; 110 kg đạn chì; 6 ống ngắm; 3 nòng súng và nhiều linh kiện khác để chế tạo súng PCP.
Tại cơ quan công an Hải khai nhận vào khoảng tháng 4/2020, lập kênh Youtube mang tên “Đạn chì trinh nữ”; sau đó sử dụng nhiều số điện thoại để liên hệ với những người có nhu cầu mua súng hơi tự chế.
Vậy, hành vi buôn bán súng, đạn này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019
Khái niệm vũ khí theo quy định pháp luật là gì?
Đầu tiên, để hiểu rõ thế nào là vũ khí, căn cứ Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) – Luật quản lý vũ khí; cụ thể:
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương; nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người; phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm:
Vũ khí quân dụng
Súng săn
Vũ khí thô sơ
Vũ khí thể thao
Vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Ngoài ra, theo Điều 5 Luật quản lý vũ khí:
Hành vi “nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép; hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ” là hành vi bị nghiêm cấm.
Hành vi buôn bán, chế tạo súng đạn bị xử lý như thế nào?
Đối với hành vi buôn bán, chế tạo súng đạn; tùy mức độ vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Xử phạt hành chính
Theo khoản 3, điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;
g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo điều 306, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định theo các khung sau:
Khung 1
Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt:
Súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao; công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Buôn bán vũ khí có bị đi tù không?
Theo những căn cứ pháp lý đã phân tích ở trên; đối với hành vi buôn bán hay sản xuất vũ khí trái phép thì cần dựa vào tính chất vi phạm để định mức án phạt.
Với đối tượng đã từng bị xử phạt hành chính và tái phạm. Đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án sẽ được quy định theo điều 306, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Mời bạn xem thêm bài viết:
Buôn bán vũ khí quân dụng phạt thế nào?
Tội tàng trữ vũ khí
Những loại vũ khí bị cấm và ai được sử dụng?
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề “Lập kênh youtube buôn bán súng, đạn bị xử lý như thế nào?“ . Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 3 Luật quản lý vũ khí quy định về vũ khí:
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Như vậy trường hợp này, việc mang côn nhị khúc để tự vệ vẫn là hành vi tàng trữ vũ khí.
Đối với vũ khí quân dụng: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, cảnh sát biển, công an nhân dân…
Đối với vũ khí thể thao: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ; công an nhân dân…
Đối với vũ khí thô sơ: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, cảnh sát biển, công an nhân dân…