Đăng ký hộ kinh doanh cá thể hiện nay đang nhận được sự quan tâm của nhiều cá nhân, gia đình khi muốn thực hiện các mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ mà không muốn phải thành lập doanh nghiệp. Song khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh đa số khách hàng đều thắc mắc việc nộp lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng như các khoản thuế mà hộ kinh doanh phải nộp? Để giải đáp những thắc mắc này của khách hàng, Luật sư X biên soạn nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP
- Thông tư 85/2019/TT-BTC
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Thông tư 302/2016/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì?
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể là 100.000 đồng/lần.
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp?
Thuế môn bài
Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:
Trường hợp | Mức thuế phải nộp |
Doanh thu từ 100 triệu/ năm trở xuống | Miễn thuế |
– Hộ kinh doanh sản xuất muối – Cá nhân/ hộ gia đình/ nhóm sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định – Tổ chức/ cá nhân/ nhóm/ hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần về nghề cá | Miễn thuế |
Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề cần nộp thuế hộ kinh doanh theo tỷ lệ:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Thuế thu nhập cá nhân
Cũng tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế TNCN.
Trường hợp còn lại, cá nhân kinh doanh nộp thuế dựa trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (theo phương pháp khoán):
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
Như vậy, hộ kinh doanh của bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân dựa vào thu nhập hàng tháng, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài được tính theo năm, doanh thu của bạn từ 150-200 triệu/năm thì lệ phí môn bài bạn sẽ đóng là 300.000 đồng/năm theo Thông tư 302/2016/TT-BTC.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động;
– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh;
– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài;
– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT).
Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:
+ Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.