Lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để kêu gọi giúp đỡ của nhiều người rồi trục lợi số tài sản nhận được là hành vi vô nhân đạo; lợi dụng lòng tốt của người khác; chà đạp lên giá trị văn hóa; đạo đức; tín ngưỡng của dân tộc. Đây là hành vi coi thường pháp luật, cần phải lên án và xử lý nghiêm minh. Vậy Lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi sẽ xử lý như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi sẽ xử lý như thế nào?
Theo quy định pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Cụ thể, theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì các hành vi liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng bị cấm thực hiện gồm:
– Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
– Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
– Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
– Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
– Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Như vậy, hành vi lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ không nơi nương tựa để kêu gọi lòng tốt của mọi người đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng và cần bị xử lý nghiêm.
Về xử phạt vi phạm hành chính
Theo điểm g, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nào có hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000. đồng đến 3.000.000 đồng.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu hành vi vi phạm quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đặc biệt; nếu hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào?
Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nghiêm cấm hành vi “Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo”.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
Với những việc làm trên, người này đã thực hiện hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm… xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức..” được quy định tại điểm g, khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Với vi phạm trên, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là hình phạt cho hành vi xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là gì?
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác được hiểu là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ; nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.
Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác như thế nào?
Căn cứ vào mức độ, sự nghiêm trọng, người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..”
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của con người.
Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông…
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Thậm chí người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể phạm tội vu khống.
Mê tín dị đoan là gì?
Pháp luật thì không có định nghĩa cụ thể về: “Thế nào là mê tín di đoan” dựa trên định nghĩa “không chính thức” từ wiki thì ta hiểu cơ bản sẽ là:
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Hành nghề mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi…
Nhầm lẫn với tín ngưỡng văn hóa
Tín ngưỡng được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật tín ngưỡng và tôn giáo năm 2016:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Đồng thời, trong văn bản này cũng nghiêm cấm những hành vi sau:
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Việc trục lợi, sử dụng tiền để dâng sao giải hạn, hãy dùng vật chất để gọi vong là điều mà pháp luật nghiêm cấm. Điều này cũng đi ngược lại với giá trị tốt đẹp của giáo lý nhà phật. Phật tử bị tiêm nhiễm, nhận những lời giao giảng khiến họ mê muội, hoang mang và được chỉ dẫn đến việc lựa chọn việc cúng tiền để thực hiện nghi lễ trục vong. Việc mang đến bình yên thông qua việc sử dụng tiền trục vong hoan toàn trái với quan điểm đạo phật…
Mời bạn xem thêm bài viết:
Người theo tôn giáo có thể trở thành công an được không?
Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao?
Xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể bị xử phạt thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết “Lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi sẽ xử lý như thế nào?” sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833102102. Xin cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Về mặt tư tưởng, sự phát triển của các loại hình mê tín dị đoan sẽ xâm hại và từng bước phủ nhận thế giới quan duy vật biện chứng trong nhân dân, làm cho hệ tư tưởng Mác – Lênin và các phát kiến khoa học tiến bộ có nguy cơ bị đẩy lùi.
Niềm tin mù quáng vào một thế giới siêu nhiên, vào sự quyết định và chi phối của thần tiên, ma quỷ sẽ thay chỗ cho mọi niềm tin khác, trong đó có cả niềm tin vào sức mạnh bản thân con người. Những niềm tin mù quáng sẽ làm cho con người mất đi sức mạnh cải tạo thế giới tự nhiên; làm cho xã hội mất đi động lực phát triển – đó là ý chí đấu tranh của con người.