An ninh công cộng nếu không được đảm bảo một cách nghiêm túc sẽ dễ dàng tạo ra những hậu quả nghiêm trọng với mức độ nguy hiểm trên quy mô lớn. Hành vi gây nguy hiểm cho người khác tại nơi công cộng nếu không được xử lý một cách nghiêm khắc sẽ dẫn đến những nhận thức sai lầm và có khả năng tái diễn thường xuyên. Sân vận động lại là nơi “tụ họp” của các cổ động viên nhằm cổ vũ sự kiện được tổ chức ở đây. Vậy mang vũ khí vào sân vận động bị tội gì? Luật sư X sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên như sau:
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Vũ khí là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; thì vũ khí là là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất; bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Mang vũ khí vào sân vận động bị xử lý như thế nào?
Nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự; thì người có hành vi mang vũ khí vào sân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội gây rối trật tự công cộng.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Cấu thành tội phạm
Một người sẽ bị truy cứu về Tội gây rối trật tự công cộng nếu họ đáp ứng những mặt cấu thành tội phạm của tội này như sau:
- Về mặt khách thể của tội phạm: Hành vi xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.
- Về mặt khách quan của tội phạm: Thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng; thái độ coi thường trật tự ở nơi đông người như sân vận động;… biểu hiện qua việc: có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng; hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng…Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi gây rối trật tự công cộng là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
- Về mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường; bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.
Hình phạt
Tại Khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017; thì người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án; chưa được xóa án tích mà vẫn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
Nếu có tình tiết tăng nặng được quy định tại Khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự; như có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc đình chệ hoạt động công cộng; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng… thì có thể bị phạt tù từ 02 – 07 năm.
Nếu không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị xử phạt?
Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ – CP của Chính phủ; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì việc mang vũ khí vào trong sân vận động là hành vi không được phép. Nếu bị phát hiện thì người mang vũ khí ngoài bị tịch thu công cụ, phương tiện thì cổ động viên mang vũ khí trái phép vào còn bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Vũ khí gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
+ Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
+ Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.