Bên cạnh những ngày nghỉ tết, nghỉ phép có hưởng lương thì nghỉ không hưởng phương là phương án cuối cùng khi mà người sử dụng lao động khi đã hết phép mà có công việc đột suất cần nghỉ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật lao động 2012
Nội dung tư vấn:
1. Khi nào thì được nghỉ không lương
Nghỉ phép là một trong những quyền của người lao động. Việc nghỉ phép có hưởng lương bao nhiêu này phụ thuộc vào thâm niên làm việc cũng như điều kiện, tính chất công việc. Cụ thể tại Điều 111 Luật lao động 2012:
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
Lúc này, việc nghỉ phép hoàn toàn vẫn được hưởng lương. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng số ngày nghỉ này mà người lao động vẫn muốn nghỉ vì những lý do riêng thì vẫn còn giải pháp cho người lao động đó là lựa chọn nghỉ không hưởng lương.
Việc nghỉ không lương trong hai trường hợp:
Thứ nhất, khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; bố hoặc mẹ người lao động kết hôn; anh, chị, em ruột người lao động kết hôn. Trường hợp này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết.
Thứ hai, do thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật lao động 2012:
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
..
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, nghỉ không lương sẽ xảy ra khi hai trường hợp trên xảy ra.
2. Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương.
Việc đáp ứng được về nội dung chưa đủ điều kiện để người lao động nghỉ phép không lương hợp pháp. Về mặt thủ tục, người lao động cũng cần phải nắm rõ. Trong đó, mẫu đơn xin nghỉ việc không lương là một loại giấy tờ khá quan trọng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-
ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)………………………….
– Trưởng phòng Nhân sự (2)
– Trưởng (3)……………….………………………….
Tôi tên là: ………………………………………………………………………..
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………………………………………………
Đơn vị công tác:…………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ khi cần: …………………………………………………
Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng (4)……………. cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..
Lý do xin nghỉ (5):………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
Tôi đã bàn giao công việc cho (6) ………………….. trong suốt thời gian tạm nghỉ.
Các công việc được bàn giao (7):………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.
Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
………, ngày …… tháng …… năm….
Giám đốc (Duyệt) |
Trưởng phòng Nhân sự |
Người quản lý |
Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay