Khi đăng ký thành hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần nộp lệ phí đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Mức lệ phí đăng ký hộ kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng mà chủ hộ kinh doanh cần nắm được và thực hiện khi đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên có thể nhiều người chưa nắm được lệ phí đăng ký họ kinh doanh hiện nay là bao nhiêu. Vậy, Mức lệ phí đăng ký hộ kinh doanh năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Thông tư 85/2019/TT-BTC
Hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Trường hợp các thành viên trong hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh thì người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Muốn thành lập hộ kinh doanh cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi muốn thành lập hộ kinh doanh cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt đúng với quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phải hợp lệ;
– Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
* Thành phần hồ sơ
STT | Loại hồ sơ |
1 | Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh |
2 | Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
3 | Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
4 | Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
5 | Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh |
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể:
– Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch.
– Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Hộ kinh doanh căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Lưu ý: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Mức lệ phí đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ quy định tại Thông tư 85/2019/TT-BTC thì khoản lệ phí đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trong đó, lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản thu khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã).
Như vậy, mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nên mỗi tỉnh sẽ có quy định riêng về mức lệ phí này. Đồng nghĩa, mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh tại các tỉnh khác nhau có thể sẽ khác nhau.
Ví dụ:
– Mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh là 100.000 đồng/lần/đăng ký (theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh)
– Mức thu lệ phí đăng ký hộ kinh doanh tại Hà Nội là 100.000 đồng/1 lần cấp (theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội)
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức lệ phí đăng ký hộ kinh doanh năm 2023 là bao nhiêu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thì hộ kinh doanh gồm có những đặc điểm sau:
– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động
– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)
Theo Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:
– Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau.
– Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
– Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn, chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.
Hiện nay pháp luật không có quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh. Vốn điều lệ nên được đăng ký ở mức vừa phải so với khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh.