Tại các vùng núi, vùng biên giới không khó để bắt gặp việc người dân dùng rượu ngâm hoa anh túc, cây cần sa… Nhiều người cho rằng việc uống rượu ngâm cây anh túc sẽ đem lại giá trị sức khoẻ, đẩy lùi được bệnh tật. Nhận định này thực hư chưa rõ như thế nào nhưng dưới góc độ pháp lý không ít người có thắc mắc rằng ngâm rượu cây anh túc có bị phạt không? Việc ngâm rượu cây anh túc sau đó bán sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định pháp luật này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cây anh túc là gì? Có gây nghiện hay không?
Cây anh túc còn có các tên gọi khác như cây thuốc phiện, cây á phiến hay cây phù dung. Đây là một loại cây thảo mộc quý được tìm thấy đầu tiên tại Hy Lạp sau đó được trồng phổ biến ở Châu Âu và Châu Á. Dưới góc độ y học, cây anh túc được đồn là có tác dụng như thuốc giảm đau, chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột,…
Nhắc đến cây anh túc, nhiều người thắc mắc rằng sử dụng cây anh túc có gây nghiện hay không? Theo một số thông tin, quả thuốc phiện có chứa những hoạt chất gây nghiện như: Morphin, Nicotine, Codein… nhựa thuốc phiện được chiết xuất từ quả chứa khoảng 0,006-0,26% chất gây nghiện so với lúc chưa lấy nhựa.
Do đó, nếu sử dụng liều lượng cao có khả năng gây nghiện và gây ra các ảo giác hoang tưởng, hưng phấn, sa sút tâm thần. Nếu sử dụng trong thời gian dài, sẽ gây ức chế thần kinh, huyết áp cao, nghẽn mạch, nghiện, loạn nhịp tim…
Như vậy, mặc dù không thể phủ nhận một số tác dụng của cây anh túc, tuy nhiên nếu tùy tiện sử dụng hoặc sử dụng với liều lượng cao có thể gây nghiện. Khi sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cần dùng theo kê toa của bác sĩ.
Cây cần sa được hiểu là như thế nào?
Cây cần sa thường được mọi người gọi với cái tên như cỏ, pin, cần (tên khoa học là Cannabis Sativa). Cây cần sa thường được trồng ở nơi có nhiệt độ cao, để chế tạo cần sa thảo mộc, cần sa tinh dầu và cần sa nhựa.
Cây cần sa có màu xám, xanh hoặc nâu, nhìn bề ngoài như cỏ dại, trông giống lá trà, có chứa hạt hoặc được chia thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Cây cần sa có tính gây nghiện, khi sử dụng cây cần sa con người sẽ bị thay đổi tâm lý đột ngột, có hành động mất kiểm soát, ảo giác, mệt mỏi, thường xuyên gặp ác mộng, người sử dụng cần sa thì có cơ thể gầy gò, ốm yếu, rối loạn hệ thần kinh trung ương,…
Thực tế, hiện nay tại nhiều địa phương đặc biệt là tại các vùng núi, vùng biên giới tình trạng sử dụng cần sa để ngâm rượu ngày càng phổ biến bởi người dân cho rằng cây cần sa có chứa nhiều hoạt động có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp đột ngột, an thần, tạo hưng phấn, kích thích,….
Ngâm rượu cây anh túc có bị phạt không?
Ngâm rượu cây anh túc để uống
Uống rượu ngâm quả anh túc có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác nếu liều lượng sử dụng cao. Nguy cơ nghiện ma túy càng cao nếu sử dụng rượu ngâm cây anh túc với liều lượng càng cao.
Theo đó, người nào có hành vi uống rượu ngâm chất ma túy và ra kết quả xét nghiệm là dương tính thì cũng được coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định như sau:
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, nếu người nào có hành vi uống rượu ngâm quả anh túc và kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Mức phạt được áp dụng trong trường hợp này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Trong trường hợp sử dụng rượu ngâm cây anh túc để uống với hàm lượng ma túy có trong rượu cao có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Trên thực tế, việc xử lý hành vi uống rượu ngâm cây anh túc còn chưa phổ biến và cần có thêm hướng dẫn về xử lý hành vi uống rượu ngâm cây anh túc.
Trồng cây anh túc ngâm rượu để bán
Khác với trường hợp ngâm rượu cây anh túc để uống, hành vi trồng cây anh túc và mức phạt được pháp luật quy định tương đối rõ. Cụ thể:
Về xử phạt hành chính
Khoản 3 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
…
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Như vậy, hành vi trồng cây anh túc (cây thuốc phiện) ngâm rượu để bán có thể bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm. Người vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi mà có
Xử lý hình sự
Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định, người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau có thể bị xử lý về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy:
– Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về Tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Trồng cây thuốc phiện với số lượng từ 500 – dưới 3.000 cây.
Mức phạt tù lớn nhất áp dụng với tội này là từ 03 – 07 năm tù, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Có tổ chức;
– Với số lượng 3.000 cây trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Ngâm rượu cây anh túc có bị phạt không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội mua bán trái phép chất ma túy quy định như sau:
+ Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
+ Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu bán: Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam.
+ Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu bán: Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
+ Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu bán: Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trông cây anh túc, việc trồng cây anh túc là hành vi trái pháp luật và bị xử lý hành chính Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ngoài ra còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang toàn bộ số lượng cây anh túc đang trồng. Trong trường hợp nếu như tổ chức thực hiện hành vi trông cây anh túc thì mức phạt sẽ gấp đôi so với mức phạt quy định trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
“Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”