Hiện nay, gần như tất cả mọi người đều sử dụng internet và tiếp cận công nghệ thông tin. Số lượng các sản phẩm âm nhạc ra mắt ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu về âm nhạc của mọi người. Một trong những kênh khai thác đầy tiềm năng là kênh nghe nhạc trực tuyến. Tuy nhiên nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng liệu nghe nhạc trực tuyến có vi phạm bản quyền hay không? Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
Căn cứ:
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
Nội dung tư vấn:
1. Nghe nhạc trực tuyến là gì?
Thay vì việc sử dụng băng đĩa, hoặc tải nhạc về máy rồi mới nghe, hiện nay mọi người có thể truy cập vào các ứng dụng nghe nhạc trực tuyến (ví dụ như ứng dụng Spotify, Youtube, Zing MP3, Nhaccuatui,…) để nghe nhạc online. Kho thư viện nhạc ở tại các ứng dụng này là vô tận, đa dạng và có nhiều thể loại. Người nghe có thể phải trả tiền để nghe nhạc trực tuyến.
Như vậy, nghe nhạc trực tuyến là việc người nghe nghe nhạc trực tiếp thông qua các ứng dụng có sẵn.
2. Bản quyền âm nhạc
Tác phẩm âm nhạc là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Cùng với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
d) Tác phẩm âm nhạc.
Như vậy thì tác phẩm âm nhạc là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định quyền tác giả gồm:
Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Theo đó, quyền tác giả gồm:
- Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính”
Như vậy, khi sử dụng các tác phẩm âm nhạc, người sử dụng phải tôn trọng quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả.
3. Nghe nhạc trực tuyến có vi phạm bản quyền hay không?
- Có thể thấy việc nghe nhạc trực tuyến là hành vi nghe những bản nhạc đã có sẵn trên ứng dụng mà chúng ta đang sử dụng.
- Nhận thấy rằng một khi các nhà sản xuất của các ứng dụng sử dụng các bản nhạc trên hệ thống ứng dụng nghe nhạc trực tuyến của mình thì đã phải xin phép tác giả của tác phẩm âm nhạc đó.
- Hơn nữa, việc người nghe chúng ta nghe nhạc trực tuyến chỉ để giải trí chứ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm. Việc này không xâm phạm đến quyền tác giả của các tác phẩm âm nhạc.
- Do đó mà việc nghe nhạc trực tuyến không vi phạm bản quyền.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay