Nghỉ làm không phép, người lao động sẽ bị sa thải

bởi Luật Sư X

Sa thải là một trong 3 hình thức kỷ luật ít được áp dụng nhất nhưng không phải là không có. Người lao động có những vi phạm nhất định theo luật định cũng như theo nội quy của công ty thì sẽ bị sa thải. Vậy, với việc nghỉ làm nhiều ngày nhưng không có phép thì có bị sa thải hay không? Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Khi nào thì nghỉ làm thì bị sa thải. 

Đã tham gia vào quan hệ lao động thì rõ ràng, việc đảm bảo công việc có tính liên tục là một nghĩa vụ của người lao động. Trừ những trường hợp theo luật định thì người lao động được phép nghỉ việc 1 thời gian nhất định với những lý do chính đáng như sinh đẻ, chữa bệnh,…Việc nghỉ làm nhưng không có lý do sẽ là một căn cứ để doanh nghiệp áp dụng hình thức kỷ luật, trong đó có kỷ luật sa thải. Cụ thể thì căn cứ vào Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 có quy định: 

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Như vậy, nếu người lao động có hành vi nghỉ việc nhưng không xin phép, không có lý do chính đáng, và thời gian nghỉ việc là 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm thì người sử dụng lao động sẽ có căn cứ để áp dụng hình thức sa thải

Theo quy định trên thì thời gian nghỉ không nhất thiết là phải liên tục. Việc liên tiếp có những ngày nghỉ và tổng số ngày trong 1 tháng là 5 ngày nghỉ việc không lý do đã đủ căn cứ để bị sa thải. Quy định về lý do chính đáng để người lao động nghỉ việc không phải xin phép xuất phát từ cá nguyên nhân bất khả kháng hoặc buộc phải nghỉ việc vì lý do cá nhân như:

  • Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc;
  • Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
  • Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, chỉ những lý do trên thì người lao động mới được phép nghỉ làm nhiều ngày và không phải xin phép. 

2. Tạm đình chỉ công việc khi định áp dụng kỷ luật sa thải với lao động nghỉ làm không phép. 

Tạm đình chỉ công việc khi định áp dụng kỷ luật sa thải với lao động nghỉ làm không phép được hiểu đơn giản là một khoảng thời gian để người sử dụng lao động áp dụng khi có nghi ngờ người lao động có hành vi nghỉ việc không lý do chính đáng vụ việc lại có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Đây chỉ công việc để giúp người sử dụng lao động có thời gian điều tra chứ không phải là hình thức kỷ luật lao động và không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động. 

Cụ thể thì tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2012 có quy định cụ thể như sau: 

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Hơn nữa, việc tạm đình chỉ người lao động phải được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở. Và việc thực hiện phải được sự đồng ý của Công đoàn cơ sở. Việc tạm ngưng công việc của người lao động nhằm mục đích điều tra, xác minh sự việc nhanh chóng, chính xác, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại công bằng, đảm bảo kỷ luật trong đơn vị.

Bởi vậy mà, dù tổ chức công đoàn không đồng ý thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Việc tạm ngưng công việc đồng nghĩa với việc người lao động không đi làm và không phát sinh thu nhập. Vởi trường hợp mới chỉ nghi ngờ có hành vi vi phạm thì việc tạm đình chỉ quá lâu sẽ gây thiệt thòi cho chính người lao động. Bởi vậy, việc đình chỉ công việc là được phép nhưng không được không quá 15 ngày,  trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày (thường áp dụng với vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh. Quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2012:

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm