Với sự phát triển của vấn đề phúc lợi xã hội, người lao động khi đi làm đều mong muốn được tham gia bảo hiểm, và hầu hết các công ty hiện nay cũng tạo điều kiện đóng bảo hiểm cho nhân viên, công nhân trong đó có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc khi mình nghỉ việc thì có phải trả lại thẻ bảo hiểm hay không, và có được mang thẻ bảo hiểm đó đi khám chữa bệnh được không? Vậy mời các bạn theo dõi bài viết sau.
CĂN CỨ:
- Luật bảo hiểm y tế 2008;
- Quyết định số 595/QĐ – BHXH;
- Nghị Định số 146 NĐ- CP 2018 Hướng dẫn thi hành một số điều luật của bảo hiểm y tế;
- Công văn số 1734/BHXH- QLT;
NỘI DUNG:
1. Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế (BHYT) hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.
2. Đối tượng, các nhóm tham gia bảo hiểm y tế
Căn cứ vào Nghị Định 146/ NĐ-CP 2018 những đối tượng, và các loại nhóm tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng ( Điều 2 NĐ số 146 NĐ -CP 2018)
- Ví dụ: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng ( Điều 3)
- Ví dụ: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
- Ví dụ: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm tham gia bảo hiểm theo hộ gia đình
- Ví dụ: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành
Nhóm do người sử dụng lao động đóng
- Ví dụ: Một số nhân thân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội
Như vậy trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến đối tượng tham gia là công nhân, nhân viên. Khi nghỉ việc có phải trả bảo hiểm y tế? Câu trả lời sẽ có trong mục tiếp theo.
3. Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Quyết định 595/QĐ – BHXH , cụ thể:
Điều 47. Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT
1. Dữ liệu thẻ BHYT được quản lý tập trung và liên thông với dữ liệu thu. Các cơ sở KCB khi tiếp nhận thẻ BHYT của bệnh nhân đến khám bệnh thực hiện tra cứu thông tin về dữ liệu thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT để xác định giá trị sử dụng của thẻ BHYT. Trên cơ sở kết quả tra cứu, cơ sở KCB BHYT thực hiện:
– Thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp người tham gia BHYT đang đóng BHYT và thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
– Không thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp người tham gia đã báo giảm đóng BHYT nhưng tại thời điểm KCB thẻ BHYT vẫn còn giá trị sử dụng.”
Cụ thể hơn tại tại Điểm 9.7 Mục 9 Công văn 1734/BHXH- QLT có quy định rằng:
…
9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Dựa vào các quy định như trên, thì khi người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách báo giảm lao động gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng doanh nghiệp báo giảm đóng bảo hiểm cơ quan BHXH sẽ không thu hồi thẻ BHYT đối với các trường hợp báo giảm nữa. Tức là khi người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp báo giảm lao động tham gia BHYT thì người lao động cũng không bị thu hồi thẻ BHYT. Người lao động sử dụng thẻ BHYT đó thì vẫn không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102