Nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

bởi Hoàng Hà

Quyền làm việc, quyền được nghỉ việc là những quyền được pháp luật tôn trọng và bảo vệ người lao động. Theo đó, trong một số trường hợp thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thực hiện thủ tục thông báo tới người sử dụng lao động. Vậy thủ tục thông báo này được thực hiện như thế nào? Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Khi nào thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Tuy rằng pháp luật tôn trọng quyền làm việc của người lao động nhưng khi đã ký vào hợp đồng, thiết lập quan hệ lao động thì người lao động vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Cụ thể đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Không phải cứ thích là được nghỉ việc. Việc nghỉ việc đơn phương chỉ được xảy ra trong 7 trường hợp pháp luật cho phép. Cụ thể thì: 

Thứ nhất, Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận: Việc bố trí công việc không đúng thỏa thuận ban đầu thì phải có sự thông báo cho người lao động. Việc vi phạm quy định này sẽ là căn cứ để người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

Thứ hai, Không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận. Lương thưởng là một nội dung quan trọng trong quan hệ lao động, việc không trả lương liên tục trong nhiều tháng mà không có lý do chính đáng cũng là căn để người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

Thứ ba, Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động: Hành vi này đã trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, danh tính, nhân phẩm người lao động. Không chỉ có quyền nghỉ việc mà người lao động còn có quyền tố cáo hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục. 

Thứ tư, Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc;

Thứ năm, Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ trong cơ quan Nhà nước;

Thứ sáuLao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở y tế;

Thứ bảy, Ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng với người làm theo mùa vụ hoặc theo công việc thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Được cụ thể hóa như sau: 

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Phải báo trước khi nghỉ. 

Việc thông báo có lẽ là một vấn đề không còn xa lạ với chúng ta nữa. Với việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng vậy. Cụ thể thì khi muốn nghỉ việc, ngoài việc có căn cứ nghỉ đúng theo quy định thì người lao động còn phải thông báo tới người sử dụng lao động. Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể thì việc thông báo được thực hiện như sau: 

Ít nhất 03 ngày làm việc với người nghỉ việc trong các trường hợp: 

  • Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;
  •  Không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận;
  • Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
  • Ốm đau, tai nạn đã điều trị với thời gian nêu trên mà khả năng lao động chưa hồi phục;
  • Bản thân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc hoặc được bầu, bổ nhiệm làm việc ở cơ quan dân cử, cơ quan Nhà nước mà đang làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo công việc thời hạn dưới 12 tháng;

Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn;

Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn;

Theo chỉ định của cơ sở y tế khi lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.

Việc không thực hiện thủ tục thông báo này, người lao động được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại  Điều 43 Bộ luật Lao động 2012. Cụ thể các chế tài phải gánh chịu đó là: 

  • Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
  •  Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của mình trong những ngày không báo trước;
  • Hoàn trả chi phí đào tạo, bao gồm chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành,…

Hơn nữa thì, người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm