Ngồi xem đánh bạc bị tội gì?

bởi

Có những canh bạc, khi bị công an phát hiện và vây bắt, những người có mặt trong canh bạc đều bị bắt và thu giữ tài sản trong người. Trên thực tế thì có thể, có những người chỉ ngồi xem mà không hề tham gia chơi. vậy, hành vi này có bị xử phạt hay không. Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật hình sự 2015
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Sẽ không xử phạt nếu chỉ…. ngồi xem!

Hành vi đánh bạc hoặc các trò chơi khác có tính chất tương tự đánh bạc như bắn cá, xóc đĩa,…. được pháp luật quy định là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hình sự hoặc hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Trong đó: 

Đối với xử lý hành chính:

Đây là hình thức xử phạt khi mức độ vi phạm, hành vi vi phạm mới chỉ đạt mức phải truy cứu trách nhiệm hành chính và hình thức xử phạt là phạt tiền. 

Căn cứ vào Điều 26 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về hành vi đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa,  tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen…là hành vi vi phạm pháp luật. Mức xử phạt phụ thuộc vào hình thức chơi. Mức cao nhất có thể lên đến 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp nhất định, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung.

Điều 26: Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự: 

Việc tái phạm khi trước đó đã bị xử lý hành chính về hành vi đánh bạc, hay giá trị canh bạc vượt quá 5 triệu đồng thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể thì tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: 

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, mức phạt cao nhất cho tội đánh bạc có thể lên đến 7 năm. Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bằng phạt tiền. 

Cũng theo 2 quy định trên, chỉ áp dụng biện pháp xử phạt đối với người tham gia canh bạc, không có căn cứ nào để áp dụng hình thức xử phạt đối với người chỉ ngồi xem người khác đánh bạc mà không tham gia. Đồng nghĩa với việc, rõ ràng nếu chỉ ngồi xem thì bạn sẽ không bị xử lý hành chính hay hình sự về tội đánh bạc. 

Tuy nhiên, khi có công an ập đến, bạn vẫn có thể bị tịch thu tài sản và bị tạm giam để điều tra. Lúc này, việc bạn cần làm là chứng minh rằng mình chỉ đơn thuần là ngồi xem chơi bạc. 

2. Làm thể nào khi chỉ ngồi xem nhưng bị tịch thu tài sản?

Biện pháp ngăn chặn hành chính thường được sử dụng ở đây là biện pháp tich thu tang vật, tiền liên quan đến tội phạm.Trong trường hợp ngồi xem đánh bạc, khi có công an ập vào vây bắt, người xem đánh bạc cũng có thể bị tịch thu tiền, tang vật có trong người do có nghi ngờ đây là tang vật đánh bạc

Như vậy, như đã phân tích ở trên, việc chỉ ngồi xem thì không phải là hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay hành chính. Và tất nhiên, việc trước đó bị tịch thu tài sản “oan” sẽ được hoàn trả nếu như bạn chứng minh rằng mình chỉ ngồi xem đánh bạc mà không tham gia vào canh bạc. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hành chính Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm