Từ 6h ngày 21-9, Hà Nội thực hiện chỉ thị số 15 để phòng dịch COVID-19. Theo đó, khu vực nội đô sẽ bãi bỏ giấy đi đường. Tuy nhiên, Công an Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ thủ đô để kiểm soát các nguồn lây từ bên ngoài. Xoay quay vấn đề Hà Nội hết giãn cách; chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi như; Nếu người dân Hà Nội muốn ra vào Hà Nội từ 21/9 cần phải có giấy tờ gì? Đã tiêm 2 mũi vaccine ở quê thì tôi có được vào Hà Nội không?
Xin chào Luật sư! Hiện tại tôi đang ở Hải Dương; sau khi nghe tin ngày 21/9 Hà Nội nới lỏng giãn cách, tôi muốn lên Hà Nội để tiếp tục công việc dang dở của mình. Luật sư cho tôi hỏi: Giờ tôi ở Hải Dương muốn lên Hà Nội thì cần phải có những tờ gì? Tôi mới tiêm 1 mũi vaccine ở quê thì có được vào thành phố hay không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc: ” Người dân muốn ra vào Hà Nội từ 21/9 cần phải có giấy tờ gì?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Chỉ thị 15/CT-TTg quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch
Từ 21/9 Hà Nội không áp dụng giấy đi đường
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Chử Xuân Dũng cho biết; Thành phố đã đạt được những kết quả phòng, chống dịch tích cực; tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn; nhất là tại một số khu vực dân cư đông, ngõ chật hẹp. Chính vì thế, thời gian tới, Thành phố nới lỏng một số hoạt động; nhưng với mục tiêu đặt ra hàng đầu là bảo đảm an toàn, sức khỏe nhân dân; và sự an toàn của Thủ đô, tiếp tục kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn trong khi dịch bệnh cả nước đang phức tạp, khó lường.
Cụ thể, TP. Hà Nội sẽ không áp dụng quy định phân vùng; không áp dụng quy định giấy đi đường do các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp cấp để di chuyển trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng,chống dịch; và quản lý giám sát di biến động giữa các vùng của Thành phố.
Định hướng tiếp theo của Hà Nội là không phát sinh thêm thủ tục hành chính với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; các cá nhân, tổ chức, đơn vị thực hiện các tiêu chí hướng dẫn, cập nhật thường xuyên tình hình; trong quá trình triển khai, Thành phố sẽ phân cấp, ủy quyền cho các sở ngành; địa phương hướng dẫn các cá nhân tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các giải pháp phục hồi kinh tế, kinh doanh dịch vụ; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và tổ chức hậu kiểm tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…
Thành phố cũng tiếp tục duy trì phong tỏa hẹp; đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh tốc độ truy vết khi có trường hợp dương tính phát sinh; để ngăn chặn cách ly nguồn lây trong cộng đồng.
Người dân muốn ra vào Hà Nội từ 21/9 cần phải có giấy tờ gì?
Muốn ra vào Hà Nội cần có những giấy tờ gì?
Theo như tìm hiểu thì Thành phố vẫn thực hiện theo quy định cũ về việc kiểm soát người ra vào. Việnc ra vào thủ đô vẫn áp dụng theo chỉ thị 16 như trước đây; nói chung là cũng thông thoáng chứ không đến mức độ quá căng thẳng vì hiện nay áp dụng theo hình thức cũ đang rất tốt:
Người dân muốn ra vào Hà Nội phải có giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm COVID-19, và khai báo y tế.
Tuy nhiên, những ai muốn ra khỏi Hà Nội phải lưu ý là nơi họ muốn đến có tiếp nhận người từ Hà Nội không; vì thủ đô vẫn là nơi có nguy cơ dịch tễ. Lực lượng công an tại các điểm chốt vẫn luôn khuyến cáo và nhắc nhở người dân về vấn đề trên; còn việc vào TP thì đương nhiên phải kiểm soát chặt để tránh F0
Người buôn bán hàng hóa thiết yếu muốn vào Hà Nội cần có những giấy tờ gì?
Với quy định cũ, Hà Nội sẽ kiểm soát người ra vào TP theo văn bản số 2434/UBND-KT của UBND TP Hà Nội.
Theo đó, người vào Hà Nội đều phải có giấy tờ tùy thân; kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày); và giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra; vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch…
Những người đi khỏi TP trước ngày 24-7 (thời điểm ban hành chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh; thành khác vào Hà Nội cần chuẩn bị căn cước công dân; các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính có giá trị trong vòng 3 ngày.
Như vậy, Người dân muốn ra vào Hà Nội phải có giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm COVID-19, và khai báo y tế. Người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh; thành khác vào Hà Nội cần chuẩn bị căn cước công dân; các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính có giá trị trong vòng 3 ngày.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào?
- Không khai báo y tế sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19 bị xử lý thế nào?
- Sửa giấy xét nghiệm để thông chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề” Người dân muốn ra vào Hà Nội từ 21/9 cần phải có giấy tờ gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo như quy định thì Người dân muốn ra vào Hà Nội phải có giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm COVID-19, và khai báo y tế.
Tuy nhiên, những ai muốn ra khỏi Hà Nội phải lưu ý; là nơi họ muốn đến có tiếp nhận người từ Hà Nội không; vì thủ đô vẫn là nơi có nguy cơ dịch tễ. Lực lượng công an tại các điểm chốt vẫn luôn khuyến cáo; và nhắc nhở người dân về vấn đề trên; còn việc vào TP thì đương nhiên phải kiểm soát chặt để tránh F0. Như vậy chưa được tiêm vaccine thì vẫn được vào HN.
Đối với hành vi tự cấp giấy đi đường bằng con dấu giả ; hình phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; theo Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Hành vi Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19, cơ quan chức năng sẽ xem xét hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nếu tẩy, sửa trực tiếp vào phiếu xét nghiệm có đóng dấu của cơ sở y tế thì đây là hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” và hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341, Bộ Luật Hình sự năm 2015 có thể bị phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; và đi tù từ 3-7 năm tùy theo mưc độ của hành vi.