Người không phải là đảng viên có được làm đại biểu quốc hội không?

bởi Luật Sư X

Quốc hội Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy để được bầu làm Đại biểu Quốc hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Người không phải là đảng viên có được làm đại biểu quốc hội không? Dươi đây là bài viết của Luật sư X để giải đáp những thắc mắc này.

Căn cứ pháp lí

  • Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
  • Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2016

Nội dung tư vấn   

1. Khái niệm về Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Việt Nam là người được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

2. Địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc hội

Địa vị pháp lý của một đại biểu quốc hội được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhận tư cách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Nhiệm kỳ của đại biểu quốc hội được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau.

Trong số các đại biểu quốc hội, có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách.

Số lượng đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định.

3. Người không phải là đảng viên có được làm đại biểu quốc hội không?

3.1. Tiêu chuẩn bầu cử và ứng cử Đại biểu Quốc Hội

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015:

Điều 2 quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội

Điều 3 quy định: Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo luật định phải là công dân Việt Nam, từ đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua hiệp thương nhân dân đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, có đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử, và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định là đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội.

Điều 3 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội quy định một đại biểu quốc hội phải có những tiêu chuẩn sau đây:

  • Trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật
  • Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
  • Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm
  • Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

3.2. Người không kết nạp Đảng viên có được làm đại biểu Quốc hội không?

Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đáp ứng tiêu chuẩn đề được bầu cử hay ứng cử Đại biểu Quốc hội trước tiên phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ tuổi là 21 tuổi, ngoài ra cần phải đáp ứng cá tiêu chuẩn về trình độ, năng lực…Và cũng theo quy định của pháp luật không có điều luật nào quy định về người không phải là Đảng viên không được làm đại biểu Quốc hội hay không? Do đó cá nhân chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2, Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội có đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử, và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định là đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội. 

4. Thủ tục nộp hồ sơ tự ứng cử làm Đại biểu Quốc hội

Bước 1: Người tự ứng cử chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội. Hồ sơ ứng cử gồm:

  • Đơn ứng cử;
  • Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
  • Tiểu sử tóm tắt;
  • Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;
  • Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Bước 2: Người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên.

Bước 3: Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ thì Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, để đưa vào danh sách hiệp thương.

Lưu ý: Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Trân trọng

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hình sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm