Ai cũng biết người đang bị áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự thì sẽ bị giới hạn về một số quyền công dân. Tuy nhiên những quyền này không bị mất hoàn toàn mà còn tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật. VD như bị tạm giam, tạm giữ vẫn được quyền bầu cử Quốc hội, vẫn được bỏ phiếu khi tiến hành trưng cầu ý dân. Vậy trường hợp nếu người nhà mất, người đang bị giam có được về chịu tang không? Tính nhân đạo trong luật hình sự của Việt Nam liệu có được thể hiện qua vấn đề này? Hãy cùng Luật Sư X tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các khái niệm liên quan đến người bị áp dụng các biện pháp tố tụng trong vụ án hình sự
Trong thực tế để một người bị xem là có tội. Phải chịu hình phạt theo quy định của luật pháp thì phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Từ khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án là một chặng đường dài và còn phụ thuộc vào tính chất của hành vi phạm tội. Tương ứng với các giai đoạn là những quy định khác nhau đối với người phạm tội, từ những khái niệm liên quan sẽ hình thành nên quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hình sự. Trong đó là các khái niệm cần chú ý như sau:
Định nghĩa theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
– Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ; gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Định nghĩa theo Luật Thi hành án hình sự 2019
– Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án; quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
– Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Như vậy khái niệm người chấp hành án bao hàm cả khái niệm phạm nhân. Phạm nhân chỉ được dùng đối với người đang cấp hành án, mà bản chất của hình phạt đó là tù có thời hạn; được thực hiện trong trại giam.
Từ những định nghĩa trên ta nhận thấy rằng các phạm trù về người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án, phạm nhân là hoàn toàn khác nhau.
Trong thời gian bị giam giữ người đang bị giam có được về chịu tang người thân không?
Hiện nay việc trích xuất được thực hiện theo Điều 20 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Theo đó các trường hợp được trích xuất bao gồm:
- Để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Đưa đi khám bệnh, chữa bệnh, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
- Gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;
- Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo sự thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
Như vậy rõ ràng trường hợp người thân trong gia đình qua đời không thuộc trường hợp được trích xuất theo quy định của pháp luật.
Không chỉ đối với người bị tạm giữ, tạm giam mà đối với trường hợp phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn; tù chung thân tại cơ sở giam giữ khi đối chiếu với các văn bản có liên quan cũng chưa có quy định nào cho phép làm việc này.
Làm cách nào để có thể về chịu tang mà vẫn tuân theo quy định của pháp luật?
Nếu là người bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ khi nào được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giữ, tạm giam thành một trong các biện pháp sau đây:
- Bảo lãnh
- Đặt tiền để bảo đảm
- Cấm đi khỏi nơi cư trú
Thì lúc ấy mới có thể về chịu tang được, vì bản chất của 3 biện pháp kia là không bắt buộc người bị tạm giữ, tạm giam phải ở trong khu vực giam giữ (nếu nơi bị can cư trú gần với nơi người mất). Nhưng lưu ý là trường hợp nếu việc di chuyển để về nhà chịu tang vượt ra khỏi nơi cư trú thì nhiều khả năng là không được chấp nhận.
Trường hợp nếu là người đang chấp hành hình án thì hình phạt đối với bản án; quyết định của Toà án thuộc trường hợp đó là:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
Nếu không thuộc các trường hợp trên thì sẽ không được về nhà chịu tang. Trong trường hợp người nhà qua đời.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Người nhà mất, người đang bị giam có được về chịu tang không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đối với người bị tạm giam; thì sẽ hơi khác một chút. Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Người bị tạm giam trên lý thuyết chưa được coi là tội phạm; và sẽ có quyền gặp người thân 1 tháng 1 lần; và mỗi lần không quá 1 giờ theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015:
“Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.”
Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng tuy nhiên nhân thân không tốt, đã có tiền án tiền sự; hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.