Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong những loại tội xâm phạm về quyền sở hữu tài sản của người khác được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội cưỡng đoạt tài sản là một trong những tội có tính chất và mức độ phạm tội nghiêm trọng cho nên thường có mức hình phạt khá cao. Vậy theo quy định của pháp luật thì người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tội phạm là gì?
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về khái niệm tội phạm như sau:
– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
– Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Tại Việt Nam có bao nhiêu loại tội phạm được phân loại?
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:
– Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
– Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.
Các hình phạt đối với người phạm tội tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về các hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Hình phạt chính bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Trục xuất;
- Tù có thời hạn;
- Tù chung thân;
- Tử hình.
– Hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cấm cư trú;
- Quản chế;
- Tước một số quyền công dân;
- Tịch thu tài sản;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
– Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung
Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không?
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
– Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được người pham tội cưỡng đoạt tài sản sẽ không bị hình phạt tử hình, bởi hình phạt cao nhất của tội này đó chính là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội cưỡng đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng (khoản 1 Điều 170)
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2, 3 Điều 170)
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 4 Điều 170)
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có bị tử hình không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Có hành vi đe dọa dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe dọạ sẽ thực hiện một hành động (hay đe dọạ sẽ sử dụng sức mạnh vật chất) để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe doạ này là làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe doạ nêu trên.
+ Đe doạ trực tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ bằng lời nói, cử chỉ, hành động… công khai, trực tiếp với người bị hại.
+ Đe doạ gián tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe doạ thông qua các hình thức như: nhắn tin, điện thoại, thư… mà không gặp người bị hại.
– Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó.
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp chuyển hoá tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác, nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản, thì cũng phạm vào tội này.
Ví dụ: A viết đơn vu khống B với mục đích trả thù, nhưng sau đó lại nảy sinh mục đích chiếm đoạt tài sản của B bằng cách tống tiền B, nếu B không đưa tiền sẽ đưa tin bịa đặt lên báo, lên mạng Internet. Đây là trường hợp chuyển hoá tội phạm khác thành tội dưỡng đoạt tài sản.
Theo quy định nếu phạm tội cưỡng đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLHS, có thể được hưởng án treo nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP cụ thể như sau:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Có nhân thân tốt.
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.