Những ai được phép hành nghề quản lý thanh lý tài sản theo quy định pháp luật hiện nay?

Các chủ thể quản lý, thanh lý tài sản  đóng vai trò quan trọng tiến hành thủ tục phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Pháp luật đã có quy định cụ thể xác định cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, điều kiện hành nghề. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào Luật sư! Tôi muốn hỏi là các cá nhân, doanh nghiệp được phép hành nghề quản lý, thanh lý tài sản là bao gồm những ai? Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này là như thế nào? Cảm ơn Luật sư trả lời!”

Căn cứ pháp lý

Luật phá sản 2014

Cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

Cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm:

– Quản tài viên;

– Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Điều kiện hành nghề Quản tài viên

– Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

+ Luật sư;

+ Kiểm toán viên;

+ Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

– Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

+ Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

– Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

– Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:

+ Công ty hợp danh;

+ Doanh nghiệp tư nhân.

– Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:

+ Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;

+ Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.

Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Cá nhân không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

– Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

– Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

+ Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;

+ Bị thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật Phá sản 2014 trong hai vụ việc phá sản trở lên.

Chính phủ quy định chi tiết việc thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Những ai được phép hành nghề quản lý thanh lý tài sản theo quy định pháp luật hiện nay?
Những ai được phép hành nghề quản lý thanh lý tài sản theo quy định pháp luật hiện nay?

Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

+ Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

+ Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

+ Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

+ Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

+ Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

+ Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

+ Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản 2014; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

+ Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

– Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

– Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

– Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

+ Thu thập tài liệu, chứng cứ;

+ Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

– Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các chủ thể quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản bao gồm những ai?

Cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm:
– Quản tài viên;
– Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản không?

Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:
+ Công ty hợp danh;
+ Doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh cần đáp ứng điều kiện gì để được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản?

Công ty hợp danh cần có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm