Những điểm mới nổi bật ở Luật Đầu tư 2020

bởi Hoàng Hà
Những điểm mới nổi bật ở Luật Đầu tư 2020

Từ 01/01/2021, Luật Đầu tư 2020 sẽ chính thức có hiệu lực, thay để cho Luật Đầu tư 2014 đã tồn tại được 06 năm. Vậy những điểm mới nổi bật ở Luật Đầu tư 2020 so với Luật Đầu tư 2014 là gì?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cấm loại hình kinh doanh “Đòi nợ thuê”

Trong Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020, ngành nghề kinh doanh “dịch vụ đòi nợ” đã bị xóa bỏ khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và chính thức chuyển vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Mời bạn đọc xem thêm:

Xóa bỏ nhiều điều kiện bắt buộc đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Kể từ ngày 01/01/2021, số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện giảm xuống còn 227 ngành nghề theo Luật Đầu tư 2020 so với 243 ngành nghề được quy định tại Luật đầu tư 2014.

Những ngành, nghề mà thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trước đây thì nay đã được bãi bỏ, bao gồm :

  • Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại;
  • Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LGP);
  • Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
  • Nhượng quyền thương mại;
  • Kinh doanh dịch vụ Logistic;
  • Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển;
  • Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch BĐS;
  • Kinh doanh dịch vụ đào, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư;
  • Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV;
  • Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi;
  • Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm;
  • Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng;
  • Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc gây mê;
  • Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
  • Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ…

Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay được bổ sung bao gồm:

  • Kinh doanh dịch vụ cai nghiện thuốc lá, điều trị HIV/AISD, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em;
  • Kinh doanh dịch vụ nước sạch (nước sinh hoạt);
  • Kinh doanh dịch vụ kiến trúc;
  • Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu;
  • Đăng kiểm tàu cá;
  • Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá…

Các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

Từ 01/01/2021, các NĐT Việt Nam khi đầu tư vào các ngành, nghề sau đây ở nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo pháp luật:

  • Ngân hàng;
  • Bảo hiểm;
  • Chứng khoán;
  • Báo chí, phát thanh, truyền hình;
  • Kinh doanh bất động sản.

Các trường hợp không phải bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

  • Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
  • Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao Luật Đầu tư 2020 lại cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê?

Thật ra, hầu như ai cũng hiểu rằng bản thân dịch vụ đòi nợ thuê không gây nguy hại cho xã hội nhưng điều mà nhiều người lo lắng chính là sự biến tướng của nó, hay nói một cách chính xác là sự lợi dụng việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề này để tiến hành các hoạt động đòi nợ bằng các biện pháp trái pháp luật, mà trong đó nguy hại và phổ biến nhất là hành vi cưỡng đoạt tài sản của người bị cho là mắc nợ..

Các hình thức ưu đãi đầu tư của Luật Đầu tư 2020 có gì mới?

Luật Đầu tư 2020 đã có sự bổ sung thêm hình thức ưu đãi đầu tư, cụ thể:
+ Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
+ Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế (quy định mới).

Điểm mới về nơi nộp hồ sơ dự án đầu tư trong Luật Đầu tư 2020?

– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: NĐT nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư).
– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: NĐT nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư).
– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: NĐT nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Những điểm mới nổi bật ở Luật Đầu tư 2020. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm