Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức; có hoạt động kinh doanh sinh lợi; hoạt động thường xuyên; để Nhà nước có thể quản lý, kiểm soát. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không yêu cầu đăng ký kinh doanh. Vậy, hãy tìm hiểu chi tiết hơn về những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh mới nhất năm 2021 nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hoạt động kinh doanh là gì?
Hoạt động kinh doanh được hiểu là hoạt động kinh tế; nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bao gồm: cá nhân tổ chức; hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.
Trong đó, thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên; và có đăng ký kinh doanh. Đồng thời, thương nhân có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh; thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình; theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”
Như vậy, tất cả các thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Trường hợp kinh doanh không phải đăng ký
Nếu bạn đang kinh doanh, buôn bán dưới những hình thức sau sẽ không phải đăng ký kinh doanh:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Ngoài ra, các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động; kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Ngoài các trường hợp nêu trên; bất kì chủ thể nào khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh; đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; thành lập công ty của Luật sư X: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp; và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp; phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình; theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.