Quấy rối tình dục tại nơi làm việc sẽ bị sa thải

bởi Hoàng Hà

Quấy rối tình dục có lẽ là hành vi không còn xa lạ xuất hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu như trước đây, hành vi này chỉ được thể hiện trong luật là hành vi cấm thì nay đã được hợp pháp hóa trong dự thảo luật lao động mới nhất. Hành vi quấy rối tình dục trong doanh nghiệp có thể khiến người lao động bị sa thải. Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Thế nào được xem là hành vi quấy rối tình dục?

Quấy rối tình dục được định nghĩa rất nhiều nhưng ở bộ luật lao động thì đây là lần đầu tiên hành vi quấy rồi tình dục được giải thích 1 cách chi tiết nhất trong bộ luật. Căn cứ theo  khoản 10 Điều 3 dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi có định nghĩa như sau: “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là các hành vi có bản chất tình dục của bất cứ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Như vậy, hành vi quấy rối ở đây có thể được liệt kê chính là hành vi như tiếp xúc, vuốt ve, sờ mó, sàm sỡ, ôm ấp, thậm chí là tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm hay có những lời nói về gợi ý về tình dục, mời đi chơi mang tính cá nhân hay kể cả những cử chỉ, hành vi như nháy mắt liên tục, phô bày hình ảnh, màn hình máy tính…liên quan đến tình dục. 

Như vậy, rõ ràng, tưởng chừng như những hành vi này ban đầu chỉ là những lời trêu đùa nhưng với phụ nữ mà nói nó mang tính xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác rất nhiều. 

Chủ thể thực hiện hành vi này có thể gồm các đối tượng sau: 

Những hành vi này xuất hiện trong doanh nghiệp sẽ gây ra những bất ổn, đáng sợ và gây khó chịu cho môi trường lao động. Bởi vậy, nếu dự luật mới được thông qua, rõ ràng những uất ức của người lao động lâu nay sẽ có đủ căn cứ để doanh nghiệp có những biến pháp phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc và là cơ sở để xác định trách nhiệm của bất cứ ai có hành vi quấy rối tại nơi làm việc.

2. Mức kỷ luật có thể là sa thải

Dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động lần này đã đưa phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trình tự, thủ tục xử lý hành vi vi phạm phòng, chống quấy rối tình dục nơi làm việc là một nội dung của nội quy lao động như là một quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự an tâm làm việc của chị em phụ nữ

Việc đưa ra quy định mới này được xem là một bước tiến mới nhằm bảo vệ quyền chính đáng của chị em phụ nữ. Không dừng lại ở đó thì người lao động có hành vi quấy rối tình dục còn có thể bị áp dụng biến pháp kỷ luật cao nhất là sa thải khi có xuất hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. 

Đây là giải pháp thiết thực và là sự tiến bộ của pháp luật góp phần tạo tâm lý ổn định, thoải mái khi làm việc cho người lao động. Hơn nữa còn nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, với mức độ quấy rối cao hơn đủ yếu tố cầu thành trách nhiệm hình sự thì người lao động có hành vi quấy rối còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, mức xử phạt có thể chịu phạt cao nhất là tù chung thân. Bởi vậy, đã là nơi công sở, hãy lịch sự cư xử và làm việc thôi nhé!

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm