Quy định về thăm nuôi phạm nhân?

bởi

Đối với mỗi phạm nhân sau khi bước qua vành móng ngựa, cuộc sống của họ cũng từ đó mất đi những quyền tư do cơ bản của một công dân. Những phạm nhân phải trả giá cho những lỗi lầm gây ra bằng sự xa cách người thân, cách ly với xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự trừng trị nghiêm khắc, pháp luật còn mang tính khoan hồng nhân văn khi cho phép người thân, bạn bè của người thân được phép thăm nuôi phạm nhân trong quá trình giam giữ.

Căn cứ:

  • Luật thi hành án hình sự 2010
  • Thông tư 07/2018/TT-BCA

Nội dung tư vấn

1. Người thân được phép vào thăm phạm nhân

Tính nhân văn của pháp luật được thể hiện qua cơ chế thăm nuôi dành cho phạm nhân trong quá trình giam giữ. Dẫu cho hình phạt nghiêm khắc được tuyên đã tước đi quyền công dân, quyền tự do cơ bản của phạm nhân. Nhưng tình thương từ gia đình, người thân có thể là chất xúc tác mạnh mẽ để giúp cho phạm nhân vững vàng về mặt tâm lý, cải tạo tốt trong quá trình cháp hành bản án. Căn cứ theo Điều 46 Luật thi hành án hình sự 2010 quy đinh về việc cho phép phạm nhân được cho phép gặp thân nhân ở trong trại giam khi có sự cho phép, giám sát của Giám thị trại giam, trại tạm giam

Tuy nhiên, không phải tất cả các phạm nhân đều được thăm nuôi. Những phạm nhân đã vi phạm quy chế hoặc có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình cải tạo, giam giữ thì sẽ không được phép thăm gặp người thân. Cụ thể, những phạm nhân đang phải chấp hành án kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật thi hành án hình sự 2010 thi giám thị trại giam sẽ không cho phép người thân vào thăm gặp phạm nhân theo chế độ nêu trên nữa.

2. Nhưng đối tượng được vào thăm phạm nhân

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định về những người được phép vào thăm phạm nhân như sau:

Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân

1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.

2. Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác ngoài những người được quy định tại khoản 1 điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

Như vậy, ngoài những người thân trong gia đình phạm nhân được phép vào thăm phạm nhân trong trại giam. Những cá nhân khác là bạn bè, đồng nghiệp, đồng chí cũng có thể đăng ký vào thăm phạm nhân khi đã được sự cho phép của Giám thị trại giam, trại tạm giam hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Thực tế có rất nhiều trường hợp các phóng viên báo đài đã đăng ký vào thăm phạm nhân để khai thác tư liệu tác nghiệp.

3. Những quy định về thời gian, số lượng người thăm nuôi

Căn cứ theo Điều 46 Luật thi hành án hình sự 2010 quy định số lần vào thăm, thời gian cho mỗi lần thăm, những quy chế riêng cho vợ chồng phạm nhân,…. Cụ thể như sau:

  • Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, Những phạm nhân cải tạo tốt, lập công lớn trong quá trình cải tạo và có quyết định khen thưởng của trại giam thì được tăng thêm 1 lần thăm nuôi
  • Mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, khi được sự cho phép của giám thị trại giam thì thời gian thăm nuôi có thể kéo dài hơn nhưng không quá 3 giờ
  • Số lượng người thăm nuôi là không quá 3 người/ lần.
  • Những phạm nhân chấp hành tốt quy chế trại giam trong quá trình cải tạo, có sự ghi nhận và khen thưởng của Giám thị trại giam thì được tạo điều kiện gặp vợ (đối với phạm nhân nam) hoặc chồng (đối với phạm nhân nữ) trong phòng riêng trong thời gian không quá 24h. Những trường hợp này còn được xem xét cho phép ăn cơm cùng phạm nhân tại căng tin trong thời gian không quá 60 phút.
  • Những phạm nhân dưới 18 tuổi được ưu tiên cho phép gặp người thân tối đa là 3 lần/tháng

4. Thủ tục khi vào thăm phạm nhân

Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp (trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp hoặc không có tên trong Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập). Khi cá nhân, tổ chức, đại diện cơ quan hoặc thân nhân có nhu cầu thăm gặp phạm nhân theo quy định thì phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận), đồng thời phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 14 tuổi):
– Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
– Hộ chiếu;
– Giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
– Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Ngoài ra thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân có đủ điều kiện được gặp phạm nhân tại phòng riêng theo quy định thì phải có:
– Giấy đăng ký kết hôn;
– Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật không được đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp;
– Phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, có trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không để phạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy của cơ sở giam giữ, đồng thời thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
– Phạm nhân được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng phải cam kết chấp hành các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

Dù đang phải trả nợ đời bằng một bản án nghiêm khắc của pháp luật. Tuy nhiên, tình thương của người thân, gia đình và bạn bè có thể là chất xúc tác mạnh mẽ làm cảm hóa phạm nhân. Để phạm nhân cải tạo, chấp hành nội quy trại giam tốt để từ đó nhận được sự khoan hồng của pháp luật, sớm ngày đoàn tụ với gia đình.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm