Ra quân trong quân đội là gì?

bởi Hoàng Yến
Ra quân trong quân đội là gì. Thủ tục ra quân, ra quân trước hạn

Dạ thưa Luật sư. Tôi biết nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Nhưng tôi thắc mắc liệu khi đang trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tôi được xin ra quân không? Theo quy định pháp luật thì trường hợp như thế nào mới được phép cho ra quân trước hạn? Thủ tục, hồ sơ làm sao? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi làm rõ thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về ra quân cũng như trả lời cho thắc mắc về Ra quân trong quân đội là gì. Thủ tục ra quân, ra quân trước hạn . Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về ra quân trong quân đội

Ra quân trong quân đội còn được gọi là xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển (khoản 4 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015).

Điều kiện ra quân, ra quân trước hạn

Hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ khi đáp ứng một trong các điều kiện sau theo Điều 43 Luật này:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ, tức là đã hết thời hạn 24 tháng hoặc 30 tháng (đối với trường hợp được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ);

Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn nếu:

+ Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ;

+ Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

+ Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Như vậy, thông thường hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được xuất ngũ đúng thời hạn khi đã phục vụ tại ngũ đủ 24 tháng.

Thủ tục, hồ sơ ra quân bao gồm

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 279/2017/TT-BQP, hồ sơ xuất ngũ được quy định như sau:

Hồ sơ xuất ngũ khi xuất ngũ đúng thời hạn:

– Lý lịch nghĩa vụ quân sự;

– Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

– Phiếu quân nhân;

– Nhận xét quá trình công tác;

– Quyết định xuất ngũ: 05 bản (đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; cơ quan tài chính đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về 01 bản; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ 02 bản, trong đó 01 bản dùng để nộp cho cơ sở dạy nghề nơi hạ sĩ quan, binh sĩ đến học nghề);

– Giấy tờ khác liên quan (nếu có).

Hồ sơ xuất ngũ khi xuất ngũ trước thời hạn:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ từ đủ 01 tháng trở lên, nếu không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ, thì hồ sơ xuất ngũ gồm:

– Lý lịch nghĩa vụ quân sự;

– Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

– Phiếu quân nhân;

– Nhận xét quá trình công tác;

– Quyết định xuất ngũ: 05 bản (đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; cơ quan tài chính đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về 01 bản; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ 02 bản, trong đó 01 bản dùng để nộp cho cơ sở dạy nghề nơi hạ sĩ quan, binh sĩ đến học nghề);

– Giấy tờ khác liên quan (nếu có).

Và kèm theo một trong các văn bản sau:

– Biên bản giám định sức khỏe của Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc biên bản giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là gia đình có hoàn cảnh khó khăn;

– Văn bản của cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn chính trị;

b) Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời gian phục vụ tại ngũ dưới 01 tháng, nếu không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ thì chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không đủ điều kiện phục vụ tại ngũ, kèm theo hồ sơ nhập ngũ bàn giao trả về địa phương cấp huyện nơi giao quân theo quy định.

Đi nghĩa vụ quân sự ra quân được bao nhiêu tiền?

Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ như sau:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Ngoài ra, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ sẽ được nhận chế độ đào tạo, học nghề giải quyết việc làm khi xuất ngũ. Cụ thể:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào học tại trường đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được bảo lưu kết quả.

– Được hỗ trợ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015.

– Được tiếp nhận lại, bố trí việc làm lại tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang làm trước khi nhập ngũ. Đồng thời, được bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. Trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp bố trí việc làm phù hợp khác.

– Tổ chức kinh tế mà hạ sĩ quan, binh sĩ làm việc trước khi nhập ngũ có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 48 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, khi về địa phương được chính quyền các cấp cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Ra quân trong quân đội là gì. Thủ tục ra quân, ra quân trước hạn
Ra quân trong quân đội là gì. Thủ tục ra quân, ra quân trước hạn

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Ra quân trong quân đội là gì. Thủ tục ra quân, ra quân trước hạn”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết ra quân là ai?

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
– Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.
–  Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.

Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng các chế độ gì?

Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ như sau:
1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Nội dung khi viết đơn xin ra quân trước thời hạn như thế nào?

– Ghi đầy đủ các thông tin cá nhân
-Tôi tên là……… sinh ngày……..
CMND/CCCD số…ngày cấp…….nơi cấp…..
Hộ khẩu thường trú….
Hiện đang công tác tại:…..
– Lý do xin ra quân sớm ( trình bày lí do kèm giấy tờ cần thiết để chứng minh lí do là chính xác và có căn cứ)
– Gửi lên cấp trên xem xét
– Kí và ghi rõ họ tên

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm