Kiến nghị tử hình phạm nhân bằng lá ngón hiện đang nhận được nhiều quan tâm từ dư luận, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng không khả thi và chưa quốc gia nào áp dụng phương pháp này. Tại sao Việt Nam lại không tử hình phạm nhân bằng lá ngón mới nhất? Lí do không chấp nhận hình thức này là vì sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Tử hình bằng lá ngón là để tiết kiệm ngân sách?
Kiến nghị tử hình phạm nhân bằng lá ngón hiện đang nhận được nhiều quan tâm từ dư luận. Nhiều người bày tỏ sự đồng tình vì giúp tiết kiệm được một khoản ngân sách lớn, trong khi lá ngón là một loại thực vật cực độc có nhiều ở vùng núi lại không được tận dụng. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến nói rằng việc tử hình bằng lá ngón là không nhân văn, và cần phải xem xét một cách cẩn trọng.
Tại sao Việt Nam lại không tử hình phạm nhân bằng lá ngón mới nhất?
Không thể hiện được tính nhân văn
Theo đó; một liều thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại: Thuốc làm mất trí giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều thuốc gồm 3 loại thuốc nêu trên và dùng cho một người.
Thuốc do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Quốc phòng; Bộ Công an để thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án. Bộ Y tế được giao trách nhiệm bảo đảm nguồn cung ứng thuốc theo kế hoạch dự trù thuốc hàng năm của 2 Bộ đảm nhiệm việc thi hành án nói trên.
Bộ Y tế cũng phải hướng dẫn bảo quản; sử dụng các loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình; chủ trì; phối hợp với Bộ Công an; Bộ Quốc phòng ban hành danh mục; liều lượng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình.
Không phù hợp với luật quốc tế
Trên thế giới, trong gần 80 nước đang áp dụng án tử hình; có hơn 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc. Tiêm thuốc độc bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn, phù hợp tâm lý Á Ðông; gia đình xin nhận xác bị án về mai táng…
Chủ trương này cũng thể hiện sự đối xử rất tình người; nhân đạo ngay cả khi tử tù đã bị tước đi quyền sống. “Kiến nghị tử hình bằng lá ngón là chưa phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp nước ta. Bởi lẽ với những độc tố của lá ngón (khát nước; đau họng; chóng mặt; hoa mắt, buồn nôn; sau đó dẫn đến mỏi cơ; thân nhiệt hạ; huyết áp hạ; răng cắn chặt; sùi bọt mép; đau bụng dữ dội; tim đập yếu; khó thở) có thể thấy cái chết do lá ngón đem lại là đau đớn thể xác, không nhân đạo. Các tử tù trước khi chết còn được ăn một bữa cơm cuối cùng thịnh soạn thì không lấy lý do gì để chúng ta cho họ ăn lá ngón”.
Tội giết người bị kết án tử hình được hiểu như thế nào?
Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.
Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Vậy tội giết người bị xử lý như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Thi hành án tử hình là việc tước bỏ quyền sống của người bị kết án tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và giáo dục, phòng ngừa chung. Mới đây, ngày 08/04/2020 Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 43/2020/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Tội giết người khi nào bị kết án tử hình bằng thuốc độc
Theo quy định của pháp luật thì trình tự thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác
Sau khi tiêm mũi thuốc thứ nhất xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim
Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Quy định về tử hình bằng tiêm thuốc độc
Tử hình là hình phạt nặng nhất, chỉ dành cho những tội phạm có tính chất rất nghiêm tọng; đặc biệt nghiêm trọng; độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Quy định này đã được thể hiện rõ tại Bộ luật hình sự 2015:
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, việc quyết định hình phạt tử hình đối với tội phạm phải dựa vào tính chất của hành vi, hậu quả, mức độ nguy hiểm. Nếu các yếu tố này đạt mức cao đa thì sẽ pháp dụng biển pháp tử hình.
Do đó, với mọi tội phạm, phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm; tính chất của hành vi phạm tội mà tội phạm bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau và cao nhất là hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình chỉ được thực hiện bằng phương pháp tiêm thuốc độc.
Quy định cụ thể tại Luật Thi hành án hình sự. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại là thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental); thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide) và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride).
Quy trình tiêm thuốc độc
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ lý lịch
Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc phải kiểm tra hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình. Đồng thời, người chấp hành án tử tù sẽ được ăn; uống; viết thư; ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam.… Sau đó, tử tù được cảnh sát áp giải đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.
Bước 2: Tiêm thuốc
Hội đồng thi hành án tử hình Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng); Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự: Tiêm 05 grams Sodium thiopental; Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide; Tiêm 100 grams Potassium chloride. Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ.
Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Sau khi đã tiêm hết hai liều nhưng xảy ra trường hợp tử tù chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
Bước 3: Kết luận và lập biên bản
Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tại sao Việt Nam lại không tử hình phạm nhân bằng lá ngón mới nhất?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ logo; tạm ngừng doanh nghiệp; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội hay xét xử bao gồm:
Người dưới 18 tuổi khi phạm tội Phụ nữ có thai Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Người đủ 75 tuổi trở lên
Ngoài ra không phải thi hành án tử hình bao gồm:
Phụ nữ có thai Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Người đủ 75 tuổi trở lên
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra; xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tiêm thuốc độc là cách tiêm vào cơ thể người một liều thuốc độc tổng hợp. Thường gồm ba loại thuốc tiêm theo trình tự:
Thuốc làm mất tri giác;
Thuốc làm liệt hệ vận động;
Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý; là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm. Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.