Thời hiệu thi hành bản án hình sự là một khái niệm được quy định trong Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Nói đến khái niệm “thời hiệu” của một khái niệm pháo lý chính là nói đến tính thời hiệu của nó được áp dụng trong khoảng thời gian nào và hệ quả khi “thời.hiệu” ấy kết thúc. Vậy đối với bản án hình sự được các nhà làm luật ở nước ta quy định như thế nào về hiệu lực thi hành? Thắc mắc đó sẽ được chuyên trang Luật Sư X giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý
-
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
-
Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Nội dung tư vấn
Thời hiệu thi hành bản án hình sự là một khái niệm được quy đinh trong Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Một số khía cạnh cần làm rõ của vấn đề này bao gồm:
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là gì?
Tại Khoản 1 Điều 60 của Bộ luật Hình sự 2015, Mục 1 của Nghị quyết 01/2007/NQ – HĐTP định nghĩa như sau:
Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án hình sự
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
Như vậy, thời hiệu thi hành bản án hình sự là quyết định, bản án của Tòa án có giá trị bắt buộc thi hành. Bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật gồm: bản án quyết định, của tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự pháp luật; bản án quyết định, sơ thẩm đồng thời là chung thẩm; bản án quyết định, của tòa án cấp phúc thẩm; bản án quyết định, của toà án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm. Những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà bị cấp có thẩm quyền kháng nghị để xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì sẽ tạm hoãn thi hành.
2. Thời hiệu thi hành bản án đối với cá nhân, pháp nhân thương mại bị kết án
Theo quy định tại Bộ luật Hính sự năm 2015 thì thời hiệu thi hành bản án hình sự bao gồm 5 mức thời hiệu được quy định tại Khoản 2 Điều 60 như sau:
-
05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
-
10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
-
15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
-
20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luât Hình sự năm 1999 đó là tội phạm bao gồm cá nhân và pháp nhân. Và thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, tức là đáp ứng những điều kiện sau:
-
Bản án quyết định, của tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự pháp luật;
-
Bản án quyết định, sơ thẩm đồng thời là chung thẩm; bản án quyết định, của tòa án cấp phúc thẩm;
-
Bản án quyết định, của toà án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm.
-
Những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà bị cấp có thẩm quyền kháng nghị để xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì sẽ tạm hoãn thi hành
3. Một số trường hợp xảy ra sau khi áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự
Một là, theo quy định tại Khoản 4, Điều 60 Bộ luật hình sự thì hời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Ví dụ: tại bản án hình sự phúc thẩm số 20/HSPT ngày 10/5/2018, Toà án cấp phúc thẩm xử phạt A hai năm tù về tội “cố ý gây thương tích”. Nguyễn Văn A chưa bị bắt đi chấp hành hình phạt tù. Ngày 20/3/2019, Nguyễn Văn A phạm tội “trộm cắp tài sản“. Như vậy thời hiệu thi hành bản án hình sự phúc thẩm số 20/HSPT ngày 10/5/2018 là năm năm tính từ ngày 21/3/2019. Còn thời hiệu thi hành bản án đối với tội trộm cắp tài sản được tính từ ngày bản án của Tòa án kết án về tội trộm cắp tài sản có hiệu lực pháp luật.
Hai là, tại Khoản 5 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 quy định trong trường hợp trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh và cơ quan công an đã có quyết định truy nã theo đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu thi hành bản án hình sự tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
“Cố tình trốn tránh” là cố tình giấu địa chỉ, ẩn náu, thay đổi họ tên, hình dạng… làm cho cơ quan có thẩm quyền thi hành án không biết họ ở đâu hoặc không phát hiện được.
Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh, nhưng cơ quan công an không ra quyết định truy nã hoặc có ra quyết định truy nã, nhưng không đúng quy định tại Bộ luật tố tụng hính sự (trừ những việc không thể thực hiện được, như phải dán ảnh kèm theo, nhưng không có ảnh), thì thời gian trốn tránh vẫn được tính để xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự.
4. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự khi nào?
Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản 3 và 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về luật sư hình sự tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102