Chào Luật sư, sau một khoảng thời gian pháp triển công ty đi lên và tạo ra những danh tiến nhất định trên thị trường, thì hiện nay công ty tôi dự định sẽ tiến hành đăng ký tên công ty thành tên thương mại để không có công ty nào sẽ được phép đặt trùng hoặc gần giống với tên của công ty chúng tôi. Chính vì thế, Luật sư có thể chỉ cho tôi thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại năm 2023 như thế nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại năm 2023 như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tên thương mại là gì?
Tên thương mại thực chất tính là tên gọi của tổ chức, thường đúng với dạng tên của công ty sau khi bỏ qua tên gọi về hình thức thành lập. Ví dụ công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời sẽ có tên thương mại là Tập đoàn Lộc Trời. Dựa vào ví dụ trên ta thấy được tên thương mại chính là tên gọi thường ngày của một doanh nghiệp khi họ đi quảng bá thương hiệu cá nhân và là cái tên ghi ấn tượng đến bản thân người tiêu dùng.
Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019 quy định về tên thương mại như sau:
“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Điều kiện bảo hộ tên thương mại
Để có thể được bảo hộ thương mại tại Việt Nam thì bản thân tên thương mại của một doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định về mặt pháp luật. Các tiêu chí về mặt pháp luật bắt buộc phải đáp ứng được đó chính là phải có khả năng phân biệt giữa tổ chức này và tổ chức khác. Ví dụ khả năng nhận diện giữa hai hãng sửa Việt Nam là tên Vinamilk và TH True Milk. Dựa vào hai tên này, khách hàng biết được có hai hãng sữa Việt Nam khác nhau.
Theo quy định tại Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019 quy định về điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ như sau:
“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Theo quy định tại Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019 quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại như sau:
“Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.”
Hồ sơ đăng ký bảo hộ tên thương mại gồm có những giấy tờ nào?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ tên thương mại sẽ bao gồm rất nhiều loại tài liệu khác nhau, tuy nhiên tựu trong lại sẽ có những loại giấy tờ bản thân doanh nghiệp khi muốn đăng ký bắt buộc phải cung cấp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Đó là các loại giấy tờ như tờ khai đăng ký bảo hộ sở hữu đối với tên thương mại, bảng mô tả tên thương mại, tài liệu chứng minh sự hình thành tên thương mại đối với doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019 quy định về yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau:
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
đ1) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
a) Giấy ủy quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.”
Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại năm 2023 như thế nào?
Theo quy định mới nhất của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, 2019 và Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định tên thương mại của một doanh nghiệp sẽ không cần phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ cho dù nó là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Mà tên thương mại sẽ được bảo hộ dưới dạng nó gắn liền với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp còn tồn tại về phía Luật Doanh nghiệp sẽ không cho phép một công ty nào được phép đăng ký giống tên hoặc có khả năng gây nhầm lẫn với tên thương mại của một công ty đã được đăng ký trước đó.
Thời hạn bảo hộ tên thương mại
Thời hạn bảo hộ tên thương mại tại Việt Nam hiện nay sẽ được xem là không xác định thời hạn, tức tên thương mại sẽ được bảo hộ cho đến khi doanh nghiệp đó thực hiện các thủ tục hợp nhất, sáp nhập, phá sản. Chính vì thế bạn không cần lo về thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ của tên thương mại tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Để có thể duy trì tên thương mại, doanh nghiệp bạn cần phải phát triển ổn định và tăng hiệu quả kinh doanh để doanh nghiệp phát triển đi lên từ đó góp phần duy trì tên thương mại được lâu dài.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:
“3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 91 của Nghị định này.”
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tờ khai đăng ký mã số thuế cá nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khả năng phân biệt của tên thương mại
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.