Các công ty có định hướng sai trong quá trình hoạt động hoặc các lí do chủ quan khác dẫn đến công ty rơi vào tình trạng khó khăn, không cầm cự được thì không thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi lẽ, nên kinh tế hiện nay là tìm kiếm cái mới, cái phù hợp và đào thải những cái không còn phù hợp để phát triển nền kinh tế hơn, Nói đến đây, thì chúng ta nên nhắc đến các doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tại vì số lượng các doanh nghiệp được thành lập ở đây không nhỏ, song song với đó sẽ là tình trạng giải thể doanh nghiệp để rút lui khỏi thị trường là trường hợp khó tránh khỏi. Vì vậy, để giải thể doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm thì cần làm gì? thủ tục như thế nào?
Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của luật sư X
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Nội dung tư vấn
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Để thực hiện quyết định sao cho phù hợp thì chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ như thế nào là giải thể doanh nghiệp để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình.
Giải thể Doanh Nghiệp là việc Doanh Nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp Luật.
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều những thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh nhưng vì những lý do khác nhau đã không tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh doanh nữa không thông báo tạm ngừng hoạt động hoặc không giải thể Doanh nghiệp do thủ tục giải thể phức tạp và mất nhiều thời gian.
Việc này để lại những hậu quả rất lớn cho công tác quản lý Doanh nghiệp của Nhà nước cũng như chính các thương nhân. Do vậy các thương nhân khi không tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp để được đảm bảo các quyền và lợi ích của chính mình.
Tuy nhiên, có một vài người lại nhầm lẫn giữa giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản, giải thể là việc doanh nghiệp rút lui hẳn khỏi thị trường, còn tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp ngừng kinh doanh một thời gian nhằm khắc phục một số vấn đề, sau đó sẽ hoạt động lại.
2. Tình hình giải thể doanh nghiệp tại huyện Bắc Từ Liêm- Hà Nội
– Quận Bắc Từ Liêm phía Đông giáp quận Tây Hồ, phía Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, phía Tây giáp huyện Đan Phượng và Hoài Đức, phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm và phía Bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số năm 2017 là 333.300 người.
– Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ. Đồng thời, thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm như: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
– Hiện nay, theo số liệu thống kê tại quận Bắc Từ Liêm có 8150 công ty hoạt động kinh doanh các lĩnh vực khác nhau với các loại hình doanh nghiệp khác nhau như: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,… song song với số lượng doanh nghiệp nhiều thì số lượng giải thể doanh nghiệp mới thành lập cũng là một con số đáng kể, điều này cho thấy còn nhiều vướng mắc, khó khăn, cản trở doanh nghiệp dẫn đến tình trạng giải thể công ty ngày càng gia tăng qua các năm.
3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm
a. Điều kiện trước khi giải thể
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì một doanh nghiệp được giải thể khi thỏa mãn đầy đủ điều kiện sau đây:
-
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
-
Theo đó, Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiên nghĩa vụ hợp đồng, chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ hợp đồng cho chủ thể khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan trước khi giải thể Doanh nghiệp.
-
Nếu doanh nghiệp không thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản khác thì khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không tiếp nhận và trả hồ sơ.
-
Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
b. Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể
Tại Khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:
-
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
-
Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
-
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
-
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vây, có nghĩa là không phải doanh nghiệp muốn giải thể khi nào cũng được mà phải thỏa các điều kiện và thuộc một trong số các trường hợp đã nêu ở trên.
4. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm
Căn cứ điều 204 Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp quy định. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1TV, Công ty TNHH 2TV trở lên … bao gồm giấy tờ sau đây:
- Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
- Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp;
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu (trường hợp chưa có con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền về việc giải thể (nếu là người đại diện pháp luật đi làm thì không cần)
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Ngoài ra: Có thể các bạn sẽ phải cần thêm:
- Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
- Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.
=> Nhìn chung, thủ tục giải thể doanh nghiệp tương đối phức tạp, đòi hỏi kết quả của nhiều thủ tục hành chính của các cơ quan khác nhau.
Do vậy, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở tại quận Bắc Từ Liêm để có những hướng dẫn cụ thể.
5. Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp tại huyện Bắc Từ Liêm- Hà Nội
a. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm
Căn cứ điều 202 Luật số 68/2014/QH13 Luật doanh nghiệp, Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD và Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:
– Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp tại Quận Bắc Từ Liêm
b) Lý do giải thể của doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác.
6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
8. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
b. Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Bắc Từ Liêm như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 202, 203, 204 Luật Doanh nghiệp như sau:
1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
-> Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.
3. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp:
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc đăng ký giải thể doanh nghiệp của doanh nghiệp cho cơ quan thuế.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
5. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
-> Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
Chú ý:
– Việc trả dấu cho cơ quan công an chỉ nên thực hiện sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo yêu cầu doanh nghiệp trả dấu. Nếu việc này thực hiện trước khi có thông báo thì rất có thể các văn bản, biểu mẫu của doanh nghiệp sẽ không được đóng dấu đầy đủ dẫn đến gặp khó khăn trong các thủ tục hành chính tiếp theo.
Khi có nhu cầu về dịch vụ giải thể công ty, hãy liên hệ với chúng tôi qua số máy: 0833.102.102 (Phím số 1).
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.