Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do những thành viên đã góp hoặc họ cam kết đóng góp thêm số vốn khi đã thành lập doanh nghiệp đây là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký góp một phần khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty hợp danh. Có thể thấy rằng, trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp, sẽ có thể xảy ra những trường hợp tăng hoặc giảm vốn điều lệ, phù hợp với điều kiện phát triển của công ty hợp danh đó. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về vốn điều lệ
Căn cứ theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
Trường hợp công ty hợp danh có thể thay đổi vốn điều lệ
Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận).
Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc khai trừ thành viên góp vốn khỏi công ty và chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Cụ thể như sau:
– Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
– Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
+ Tự nguyện rút vốn khỏi công ty.
+ Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Bị khai trừ khỏi công ty khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Hình thức giảm vốn điều lệ công ty hợp danh
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể giảm vốn điều lệ công ty hợp danh bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc trong quá trình hoạt động, nếu chằng may làm ăn thua lỗ, công ty có quyền giảm vốn điều lệ của mình bằng cách thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi vốn theo quy định pháp luật.
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh:
– Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
– Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
– Bị khai trừ khỏi công ty;
– Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua
Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
– Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
– Vi phạm quy định pháp luật;
– Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
– Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
Quy trình thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh
Thành phần hồ sơ giảm vốn điều lệ
(1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh ký (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
(2) Nghị quyết, Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty hợp danh.
(3) Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty hợp danh.
(4) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận việc góp vốn, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với các trường hợp phải thực hiện thủ dục đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư 2020 sau đây:
– Trường hợp việc góp vốn, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu các các nhà đầu tư nước ngoài tại công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
– Trường hợp việc góp vốn, mua phần vón góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của công ty hợp danh trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong công ty hợp danh.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần vốn góp của công ty hợp danh có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biểu; khi vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
(5) Danh sách thành viên công ty hợp danh (mẫu Phụ lục I-9 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) trong trường hợp việc thay đổi vốn điều lệ đi kèm với việc thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên.
(6) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
(7) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh
1- Thông báo tăng, giảm vốn điều lệ hoặc thay đổi tỷ lệ vốn góp (do người đại diện theo pháp luật hoặc thành viên hợp được ủy quyền ký).
2- Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ). Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.
3- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
* Ghi chú: Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành nghề đó. Doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
- THỦ TỤC GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN
- NĂM 2023 ĐẬU XE LẤN CHIẾM LÒNG LỀ ĐƯỜNG PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thủ tục kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102 .
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.