Thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mì như thế nào?

bởi LSX
Thủ tục mở cửa hàng bánh mỳ, bánh ngọt như thế nào?

Rất nhiều bạn có đam mê với ẩm thực, đặc biệt là “bánh ngọt – trà chiều” và muốn mở một cửa hàng bánh ngọt để kinh doanh. Vậy thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết của Luật sư X.

Chào Luật sư X, tôi là một người có đam mê làm bánh ngọt, bánh sinh nhật. Tôi muốn rằng có thể mở một cửa hàng nhỏ để buôn bán, đưa sản phẩm này đến tay với khách hàng. Mong Luật sư X hướng dẫn thủ tục mở cửa hàng bánh mỳ, bánh ngọt theo quy định pháp luật hiện hành, xin cảm ơn!

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn thành lập những cửa hàng kinh doanh bánh ngọt; Luật sư X nhận thấy có 03 vấn đề mà chủ cơ sở cần quan tâm trước khi mở cửa hàng, bao gồm:

  1. Đăng ký kinh doanh;
  2. Vệ sinh an toàn thực phẩm;
  3. Thương hiệu;

Đăng ký kinh doanh cửa hàng bánh ngọt, bánh sinh nhật

Chủ cửa hàng nên lựa chọn loại hình gì để đăng ký kinh doanh cho cửa hàng bánh ngọt là điều mà nhiều người quan tâm. Phải khẳng định rằng, cửa hàng bánh ngọt là loại hình kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh:

Điều 79. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương

Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp này. Vậy nếu không đăng ký sẽ bị xử phạt rất nặng, cụ thể:

Xử phạt không đăng ký hộ kinh doanh:

Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Xử phạt không đăng ký thành lập công ty

Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;

b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Mở cửa hàng bánh ngọt nên đăng ký kinh doanh loại hình gì?

Sẽ có hai hình thức để các bạn lựa chọn khi đăng ký kinh doanh cửa hàng bánh ngọt:

  1. Với quy mô lớn: Ví dụ “Paris gâteaux”, phần lớn hệ thống cửa hàng sẽ là chi nhánh của một công ty chính để thuận tiện trong quản lý;
  2. Với quy mô nhỏ: thường những cửa hàng bánh ngọt tại Việt Nam sẽ hoạt động theo mô hình nhỏ, ít cửa hàng thì nên đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi khuyên rằng các bạn nên đăng ký mô hình hộ kinh doanh cá thể khi mở cửa hàng bánh ngọt với những lợi điểm như:

  1. Dễ dàng quản lý, hoạt động theo mô hình gia đình;
  2. Không phức tạp về hồ sơ khi thành lập;
  3. Tinh giảm báo cáo tài chính, thuế hàng tháng, hàng năm;
  4. Số thuế phải đóng ít hơn so với doanh nghiệp;
  5. Có khả năng mở rộng địa điểm kinh doanh (theo luật doanh nghiệp 2020);

Để thực hiện thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt, đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, các bạn cần chuẩn bị:

  1. Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
  2. Tở khai thành lập hộ kinh doanh theo mẫu;
  3. Giấy tờ chứng minh về sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh (hợp đồng thuê hoặc sổ đỏ)

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với cửa hàng bánh ngọt

Đăng ký kinh doanh là chưa đủ để một cửa hàng bánh ngọt đi vào hoạt động, chủ sở hữu cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiểu đơn giản rằng chủ cơ sở làm bánh mỳ, bánh ngọt cần phải có những cơ sở vật chất đạt chuẩn, nguyên liệu đầu vào đầu ra, nhân lực đáp ứng về sức khoẻ và trình độ …

Đối với giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, quý vị có thể tham khảo thêm bài viết: https://lsx.vn/dich-vu-xin-cap-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham/

Đăng ký nhãn hiệu cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ

Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu đáng nhẽ nên trở thành điều quan trọng nhất khi phát triển bất cứ một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào, cửa hàng bánh ngọt cũng không phải là ngoại lệ. Luật sư X đã gặp rất nhiều tình huống khi chủ cơ sở đã kinh doanh thành công, mở được nhiều cửa hàng nhưng lại quên đăng ký nhãn hiệu và bị người khác đăng ký mất. Lúc này chủ cơ sở buộc phải mua lại hoặc thay thế toàn bộ bộ nhận diện đã gắn bó với mình từ lâu – gây thiệt hại rất lớn.

Phải luôn đặt thương hiệu và vấn đề bảo hộ thương hiệu lên hàng đầu khi mở cửa hàng bánh ngọt, bánh mỳ là điều mà tôi muốn nhắn gửi đến quý anh chị.

Hãy tham khảo bài viết: https://lsx.vn/dich-vu-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-va-thuong-hieu-tron-goi-2021/

Hi vọng bài viết “thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt” trên; sẽ có ích với các anh chị em đang có nhu cầu và mong muốn mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bánh mỳ. Hãy liên hệ: 0833 102 102 khi có nhu cầu về dịch vụ này.

Câu hỏi thường gặp:

Mặt hàng thiết yếu là gì?

Các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Bánh mì có phải lương thực thực phẩm không?

Bánh mì là một loại lương thực rất quan trọng trên thế giới; đặc biệt là những nước phương Tây và các nước trồng lúa mì. Hiện nay, bánh mì tại Việt Nam thường được làm từ bột mì, nước ấm, men nở, muối, sữa tươi,… Ngoài ra, một số bánh mì khác có thể cho thêm chà bông, hải sản, trứng, xúc xích… rồi nướng trong lò nướng. Theo đó, bánh mì được xem là lương thực thực phẩm.

Cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không?

Theo tinh thần chỉ thị số 16 của Chính phủ quy định thì những nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,… vẫn sẽ được tiếp tục hoạt động.
Ngoài ra, ngày 19/7 vừa qua Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản hướng dẫn; nêu rõ các mặt hàng thiết yếu, trong đó, “bánh mỳ” nằm trong mặt hàng thiết yếu;
Như vậy, có thể thấy rằng cửa hàng bánh mì không hề vi phạm pháp luật hiện hành khi hoạt động trong tình hình hiện nay.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm