Tạm ngừng hoạt động chi nhánh công ty! Trong thời điểm hiện tại 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 đã khiến nền kinh tế thế giới và trong nước chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Nguồn thu với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực về hàng không, du lịch, dịch vụ tụt dốc mạnh thậm chí phải đóng cửa hoạt động. Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp hiện tại muốn tạm ngừng để tìm được hướng đi mới cho mình. Vậy thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp mà cụ thể là tạm ngừng kinh doanh chi nhánh được thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì? Mời tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo K1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:
Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
- Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký; hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp. Trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
- Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
Hồ sơ để tiến hành thủ tục tạm ngưng chi nhánh khá đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh;
- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động của chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.
Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức
- Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố. Nơi chi nhánh đặt trụ sở;
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn);
Và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả kết quả.
Nhận kết quả
Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng ĐKKD và phải mang các giấy tờ sau:
- Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
- Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả. Người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau đây:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân; hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài; hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.).
kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).
Câu trả lời là không. Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được quyền ký kết hợp đồng kinh tế, không được xuất hóa đơn.
Doanh nghiệp có thể thực hiện tạm ngừng kinh doanh song song với hoàn thiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp không bị khóa mã số thuế. Nhiều người nghĩ rằng tạm ngừng kinh doanh sẽ tạm ngừng mọi nghĩa vụ khác nhưng không phải. Nếu nợ thuế, quên nộp môn bài, quên nộp báo cáo thì để càng lâu mức phạt càng năng không xét việc tạm ngừng kinh doanh hay không.