Tạm ngừng kinh doanh là việc mà không chủ sở hữu doanh nghiệp nào mong muốn. Công việc kinh doanh không thuận lợi mà doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Trong trường hợp này thì tạm ngừng hoạt động là con đường đáng cân nhắc nhất. Như vậy, để thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại huyện Ba Vì, Hà Nội thì phải tiến hành những thủ tục gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nội dung tư vấn
Căn cứ pháp lý
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian không quá 1 năm. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác. Sau khi hết thời hạn doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể; chuyển nhượng.
Thực tiễn hoạt động tạm ngừng kinh doanh tại Ba Vì- Hà Nội
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây; phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm gần đây; Ba Vì được đánh giá là huyện phát triển bền vững của Thành phố Hà Nội trên con đường hội nhập phát triển. Do đó, nhiều nhà đầu tư lựa chọn để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên song song cùng với hoạt động thành lập; hiện tượng tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp diễn ra khá nhiều với số lượng đáng chú ý.
Điều kiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Ba Vì
Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ; hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động; trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính đối và các nghĩa vụ về thuế. Như vậy, mọi nghĩa vụ về tài chính và thuế khi tạm ngừng kinh doanh không bị xóa bỏ. Doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm với những hợp đồng đã ký với khách hàng, đối tác và đặc biệt là về chế độ lương của người lao động. Hiện nay, pháp luật lao động quy định trong trường hợp doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải thỏa thuận chế độ tiền lương chờ việc cho nhân viên.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại huyện Ba Vì – Hà Nội
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-21Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
- Quyết định tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…)
- Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Ba Vì- Hà Nội
Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo bao gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp.
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.
- Lý do tạm ngừng.
Những lưu ý khi thực hiện hoạt động tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Ba Vì
Về nghĩa vụ thuế:
- Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch 2021; không phải nộp thuế môn bài của năm 2020. Trường hợp tạm ngừng không trọn năm dương lịch phải nộp thuế môn bài của cả năm 2021 vào trước ngày 31/01/20211.
- Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính của năm 2021 thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2021.
- Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định.
Từ năm 2021 pháp luật doanh nghiệp không hạn chế tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp như trước đây. Do đó nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu hoạt động có thể tạm ngừng liên tục; nhưng sau 01 năm khi hết hạn tạm ngừng doanh nghiệp tiếp tục phải làm thông báo tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo. Trường hợp hết thời hạn tạm ngừng không hoạt động; doanh nghiệp được coi là mặc nhiên hoạt động trở lại. Nếu doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế và các nghĩa vụ liên quan sẽ rơi vào tình trạng bị đóng cửa mã số doanh nghiệp.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán các khoản nợ; hoàn thành các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động; trừ trường hợp doanh nghiệp cùng chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Liên hệ luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X. Nếu có bất kì thắc mắc nào về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Huyện Ba Vì- Hà Nội.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thời gian tạm ngừng kinh doanh là 03 – 05 ngày làm việc. Thời gian này bắt đầu tính kể từ sau ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của khách hàng.
Ngày làm việc là ngày các cơ quan Đăng ký kinh doanh làm việc, trừ thứ 7, chủ nhật.
Đối với công ty cổ phần, bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Quyết định và biên bản họp của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Giấy ủy quyền và bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của người thực hiện thủ tục.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:
– Thứ nhất, tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
– Thứ hai, thực hiện thủ tục khôi phục hoạt động trở lại một thời gian ngắn khoảng từ 01—2 tháng sau đó tiếp tục làm lại thủ tục tạm ngừng kinh doanh đợi thời cơ hoạt động trở lại.
Đối với doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng tiếp lần 2, doanh nghiệp cần kiểm tra sớm mốc thời gian còn lại đang tạm dừng để tránh khi làm hồ sơ tạm dừng tiếp theo sẽ quá hạn và bị rơi vào tình trạng bị khóa mã số thuế do không thực hiện thủ tục tạm dừng đúng thời hạn.