Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu môi trường, mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Vậy Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Theo khoản 22 điều 3 Luật đầu tư 2020 “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Tuy không được định nghĩa cụ thể tại Luật đầu tư 2020; nhưng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức được bao gồm trong định nghĩa về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài :
– Một là về chủ sở hữu, phải có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân có quốc tịch nước ngoài; và tổ chức được thành lập hợp pháp theo pháp luật nước ngoài. Đối với pháp nhân; tại Việt Nam việc xác định quốc tịch pháp nhân dựa trên căn cứ nơi pháp nhân đó được thành lập;
– Hai là về cấu trúc vốn, có sở hữu vốn của đầu tư nước ngoài trong doanh nghiêp.
Dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn góp có thê phân doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành:
– Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ
– Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 51% vốn điều lệ
Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp tại việt nam
– Về ngành nghề kinh doanh,;nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành nghề khác nhau; phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành nghề đó. Khi dự định đầu tư vào Việt Nam; điều quan trọng đầu tiên đó là ngành nghề định kinh doanh có được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không? Mặc dù hiện nay Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường theo các điều ước quốc tế; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế ngay trong những ngành nghề mà Việt Nam đã cam kết; và đặc biệt với những ngành nghề mà Việt Nam không cam kết; thì cần phải xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể.
– Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020
– Trước khi thành lập doanh nghiệp; Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
*Thủ tục đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì trước tiên phải có dự án đầu tư. Tùy vào từng trường hợp; để thành lập dự án đầu tư thủ tục đầu tư có thể được chia thành hai thủ tục chính như sau:
Một là: Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đây không phải là một thủ tục đầu tư bắt buộc phải thực hiện khi đầu tư tại Việt Nam; và cũng không phải là thủ tục áp dụng riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện thủ tục này chỉ áp dụng khi dự án đầu tư dự kiến triển khai thuộc một trong các trường hợp được phải có chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khi thuộc trường hợp xin chấp thuận chủ trương đầu tư, tùy thuộc vào việc dự án đầu tư sẽ phải xin chấp thuận của cơ quan nào; thủ tục chấp thuận về cơ bản sẽ bao gồm các bước:
(i) Chủ đầu tư lập và nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư lên bộ phân tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư
(ii) Tùy thuộc vào việc phải xin chấp thuận chủ trương của cơ quan nào thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ
+Tiến hành lấy ý kiến các cơ quan nhà nước có liên quan về đề xuất dự án đầu tư
+Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ tổng hợp ý kiến lập báo cáo thẩm định trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
(iii) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo thẩm định được cung cấp sẽ tiến hành xem xét phê duyệt/ không phê duyệt chủ trương đầu tư
Hai là: Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tại thời điểm Luật đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 2 loại giấy tờ riêng biệt. Do đó sau khi nhà đầu tư nước ngoài hoàn thiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thì nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; để có được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Luật Đầu tư năm 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài có đa số vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập .
(i) Đối với những trường hợp dự án phải xin chấp thuận chủ trường đầu tư; thì việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được xem xét cùng với quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư; mà không phải nộp thêm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; và được cơ quan đăng ký đầu tư cấp sau thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ thời điểm có quyết định chủ trương đầu tư.
(ii) Đối với trường hợp không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư; nhà đầu tư lập và nộp hồ sơ đầu tư lên bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư kiểm tra tính hợp lệ; và đối chiếu các điều kiện pháp luật quy định; sau đó quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
*Thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định; nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án đầu tư; và các hoạt động kinh doanh.
– Tùy vào loại hình doanh nghiệp nhà đầu tư muốn thành lập; mà chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng; rồi nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký thành luật doanh nghiệp được thực hiện theo các phương thức sau đây: Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp; thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Ngoài hai thủ tục chính; liên quan trực tiếp đến việc thành lập doanh nghiệp ở trên; các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần lưu ý đến các thủ tục cần thiết khác để triển khai hoạt động của doanh nghiệp như:
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu phải có giấy phép
- Thủ tục đăng kí con dấu
- Thủ tục kê khai mã số thuế, mã số hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu,…
- Kí hợp đồng tuyển dụng lao động
- Các công việc khác theo quy định của pháp luật
Có thể bạn quan tâm
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
- Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin về dịch vụ pháp lý. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Nếu còn thắc mắc hoặc muốn sử dụng các dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
Về cơ bản, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng các điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài mà Chính Phủ đã công bố, bao gồm:
-Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
-Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Trong đó, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
– Hình thức đầu tư;
– Phạm vi hoạt động đầu tư;
– Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
– Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.