Thủ tục xin công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo

bởi Luật Sư X
hộ nghèo
Kể từ khi mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều mặt của đời sống xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, hầu hết người dân đã có đầy đủ cơm ăn, áo mặc. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân gặp khó khăn về mặt kinh tế, hay còn gọi là hộ nghèo cần sự chung tay hỗ trợ của nhà nước và toàn xã hội.

Căn cứ:

  • Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg

Nội dung tư vấn

1. Điều kiện để được công nhận hộ nghèo?

Những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội cần được giúp đỡ trải rộng khắp mọi miền của tổ quốc, từ vùng sâu, vùng xa cho tới cả những thành phố lớn. Từ lâu, nhà nước ta luôn có những chính sách thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với những hộ nghèo để tạo điều kiện cho gia đình họ được cải thiện đời sống, nỗ lực vươn lên sớm ngày thoát nghèo. Những chính sách cụ thể mà nhà nước ta hỗ trợ cho các hộ nghèo đó là được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh đúng tuyến; được nhà nước hỗ chợ cho vay tiền xây dựng nhà ở với lãi suất ưu đãi; được nhà nước hỗ trợ tiền hàng tháng.  Bên cạnh đó, những con em của những hộ nghèo cũng được nhà nước miễn, giảm học phí ở mọi cấp học. Đồng thời, về phía xã hội cũng thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” bằng những chương trình từ thiện, hỗ trợ kịp thời thăm hỏi những hoàn cảnh khó khăn, tạo lập những quỹ học bổng khuyến học giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó. 

Chính sách giúp đỡ, hỗ trợ đối với hộ nghèo là cực kỳ tốt như vậy, nhưng không phải nghiễm nhiên mọi gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn thì đều được coi là hộ nghèo. Pháp luật quy định để được hưởng những chính sách nêu trên, thì các hộ gia đình gặp khó khăn phải thực hiện thủ tục đăng ký để được công nhận là hộ nghèo. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền tại địa phương sẽ rà soát và xem xét công nhận là hộ nghèo cho những hộ nộp hồ sơ. Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định về điều kiện để xét duyệt hộ nghèo gồm những tiêu chí như sau:

  • Sự thiếu thốn về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin)

Đối với những hộ gia đình gặp khó khăn, pháp luật phân làm 2 loại đó là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Việc xét duyệt các hộ nghèo và cận nghèo không chỉ dựa trên mức thu nhập thấp mà còn phải dựa trên sự thiếu thốn về điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cụ thể tại Điều 1 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định về 10 tiêu chí về chỉ số đo lường thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội là:

  • Tiếp cận các dịch vụ y tế;
  • Bảo hiểm y tế;
  • Trình độ giáo dục của người lớn;
  • Tình trạng đi học của trẻ em;
  • Chất lượng nhà ở;
  • Diện tích nhà ở bình quân đầu người;
  • Nguồn nước sinh hoạt;
  • Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh;
  • Sử dụng dịch vụ viễn thông;
  • Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
  • Phải là hộ gia đình có thu nhập thấp

Đối với những hộ ở nông thôn thì mức thu nhập để được xét duyệt là hộ nghèo khi mức thu nhập trung bình là dưới 700.000 đồng/người/tháng hoặc từ 700.000-1.000.000 đồng/người/tháng nếu có 3 tiêu chí thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội trở lên. Còn đối với những hộ ở khu vực thành thị là dưới 900.000 đồng/người/tháng hoặc từ 900.000-1.300.000 đồng/người/tháng nều có 3 tiêu chí thiếu hụt tiếp cận nêu trên trở lên.

Để được công nhận là hộ cận nghèo đối với các hộ ở nông thôn thì mức thu nhập trung bình là từ 700.000 – 1.000.000 đồng/người/tháng và có 1 hoặc 2 tiêu chí thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội. Còn đối với hộ ở khu vực thành thì phải có mức thu nhập trung bình từ 900.000 – 1.300.000 đồng/người/tháng và có 1 hoặc 2 tiêu chí thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội nêu trên

Ví dụ cụ thể cho dễ hiểu, đó là một hộ gia đình ở nông thôn với bố mẹ và 2 con. Nếu bố mẹ hàng tháng tạo ra thu nhập là 2 triệu đồng, đồng thời 2 con đang còn nhỏ và chưa tạo ra thu nhập. Như vậy mức thu nhập trung bình của cả hộ chỉ là 2 triệu chia cho 4 người, tức chỉ 500.000 đồng/người/tháng. Như vậy hộ gia đình này đủ điều kiện về thu nhập để được công nhận là hộ nghèo. Tuy nhiên, nếu trường hợp 1 trong 2 con đã lớn và đã tạo ra thu nhập hàng tháng là 1 triệu đồng. Khi đó, tổng thu nhập của cả hộ là 3 triệu đồng chia cho 4 người, tức mức thu nhập trung bình là 720.000 đồng/người/tháng. Lúc này hộ này chưa được công nhận là hộ nghèo mà phải phụ thuộc vào các tiêu chí tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản nêu trên.

2. Thủ tục xin công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo

Nếu các hộ gia đình xét thấy mình đủ điều kiện để được công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo thì chủ hộ (hoặc người được ủy quyền) hãy làm theo các bước dưới đây để sớm được nhận những chính sách hỗ trợ từ nhà nước và xã hội.

Bước 1. Hộ gia đình chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm giấy tờ gồm CMND/Căn cước công dân; Sổ hộ khẩu. Quan trọng trong nhất là Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, cận nghèo. Giấy đề nghị có được ban hành có mẫu như sau:

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã. Nhận giấy biên nhận đã nộp hồ sơ và chờ kết quả.

Lưu ý: Không phải nộp bất cứ khoản phí, lệ phí nào khi nộp hồ sơ

Thời hạn giải quyết đối với đơn đề nghị công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo là 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn.

Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.

– Khi đến nhận kết quả người làm đơn phải xuất trình giấy biên nhận.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy biên nhận sau đó yêu cầu cá nhân ký vào sổ giao nhận và tiến hành trả kết quả.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu trừ ngày lễ (buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00) 

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục xin công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm