Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa mới nhất 2021

bởi Vudinhha
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2021

Kinh doanh lữ hành nội địa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, nếu muốn thực hiện đầu tư kinh doanh; cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh. Phòng tư vấn pháp lý luật hành chính của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc về thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2021.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Luật Du lịch 2017 có hiệu lực có tác động rất lớn đối với các công ty kinh doanh lữ hành nội địa. Theo quy định của luật mới; có nhiều sự thay đổi đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Sau đây, Luật sư X sẽ giới thiệu đến các bạn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa mới nhất 2021.

Điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2021

  • Là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. (Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có mã ngành 7912: Điều hành tour du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa).
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng thương mại; ngân hàng hợp tác xã; hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập; và hoạt động tại Việt Nam: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Đây cũng là một điều kiện mới của Luật Du lịch năm 2017 đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. 
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác; phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Lưu ý về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017; của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch; thì bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

  1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  2. Quản trị lữ hành;
  3. Điều hành tour du lịch;
  4. Marketing du lịch;
  5. Du lịch;
  6. Du lịch lữ hành;
  7. Quản lý và kinh doanh du lịch.

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên; cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Hồ sơ thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa mới nhất 2021 

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
  2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành 
  4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  5. Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa).

Trình tự, thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 2021

Bước 1: 

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 2: 

Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch; hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Bước 3: 

Trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thẩm định; và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng; kể từ ngày 1/1/2018 (Luật Du lịch 2017 có hiệu lực thi hành). Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép; thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Tóm lại

Như vậy, đối với các công ty đã có Giấy phép kinh doanh lữ hành được cấp hoặc thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa trước ngày 01/01/2018; thì chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo các điều kiện của Luật Du lịch 2017; trường hợp không thực hiện cấp phép theo thời hạn nêu trên; coi như doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép.

Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành thì phải làm sao?

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên; cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa; gồm các nội dung đào tạo như sau:
– Kiến thức cơ sở ngành;
– Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch;
– Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có các bằng cấp từ các cơ sở đào tạo nước ngoài thì có được công nhận không?

Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Khi có sự thay đổi về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa ở doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần làm gì?

Khi có sự thay đổi về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa ở doanh nghiệp; thì doanh nghiệp cần thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;doanh nghiệp gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho Sở Du lịch; trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có nghĩa vụ gì về bảo đảm an toàn tính mạng cho khách hàng?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có nghĩa vụ áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn; rủi ro xảy ra với khách du lịch; và có biện pháp khắc phục hậu quả.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm