Thương nhân nước ngoài có được đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam không?

bởi DangNgocHa
Thương nhân nước ngoài có được đặt văn phòng đại diện chi nhánh tại Việt Nam không?

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển chung của toàn thế giới. Các thương nhân nước ngoài khi muốn giao thương với Việt Nam có thể được đặt văn phòng đặt diện, chi nhánh tại Việt Nam để dễ dàng thực hiện hoạt động thương mại hơn không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua tình huống sau đây: “ Chào luật sư, công ty chúng tôi đang có dự định hợp tác với một công ty nước ngoài, và hỗ trợ họ trong việc lập cơ sở tại Việt Nam. Tôi muốn hỏi pháp luật nước ta có cho phép công ty nước ngoài lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam không? Nếu có thì tư cách pháp lý của văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam là như thế nào? Rất mong được giải đáp, cảm ơn luật sư!”

Căn cứ pháp lý

Luật Thương Mại 2005

Thương nhân nước ngoài là gì?

Luật thương mại hiện nay công nhận và có những quy định điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài Việt Nam.

Thương nhân theo khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005 được hiểu là bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

 Thương nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 điều 16 Luật Thương mại 2005 là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

Quyền đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài

Thương nhân nước ngoài nói chung có quyền đặt văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo khoản 2 điều 16 Luật thương mại 2005. Tuy nhiên cần lưu ý trong các trường hợp cụ thể thương nhân nước ngoài là thương nhân của nước nào? Để từ đó xem xét các điều ước quốc tê, hiệp định song phương liên quan thì mới có thể kết luận khả năng đặt văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài đó tại Việt Nam.

Quy định pháp luật hiện cũng đã đưa ra định nghĩa về văn phòng đại diện và chi nhanh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, theo đó:

– Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

– Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

Địa vị pháp lý của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Địa vị của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất chính là qua các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam, theo đó:

Quyền của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

– Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

– Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện

– Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

– Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.

– Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật thương mại

– Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền của Chi nhánh

– Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

– Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật thương mại

– Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

– Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Chi nhánh

– Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.

– Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có được tự mình giao kết hợp đồng tại Việt Nam không?

Về cơ bản thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ trong trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật thương mại

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có được tự mình giao kết hợp đồng tại Việt Nam không?

Có! Chi nhanh của thương nhân nước ngoài được giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật thương mại

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm