Tiết lộ bí mật công ty có vi phạm pháp luật không?

bởi Luật Sư X

Bí mật kinh doanh được xem là một yếu tố “sống còn” của các doanh nghiệp. Bí mật kinh doanh bị tiết lộ có thể làm mất lợi thế cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào thì hành vi tiết lộ bí mật của công ty được xem là bất hợp pháp? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ:

  • Nghị định 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;
  • Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành;

Nội dung tư vấn:

1. Bí mật công ty là gì?

Theo Khoản 23 Điều 4 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH có định nghĩa như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

23. Bí mật kinh doanh được hiểu là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Theo đó, bí mật công ty (bí mật kinh doanh) là những thông tin, những bí quyết mà chủ thể có được trong quá trình đầu tư tài chính, trí tuệ, kinh doanh. Những thông tin này được ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại những hiệu quả kinh tế cho chủ thể sỡ hữu.

Tuy nhiên để được pháp luật bảo hộ, thì các bí mật kinh doanh phải thõa mãn các điều kiện tại Điều 84 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH  như sau:

Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
  • Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Như vậy, có 3 điều kiện để bí mật kinh doanh được pháp luật bảo hộ như sau:

  • Thứ nhất: Đây phải là những thông tin có giá trị ứng dụng trong hoạt động thương mại mà không phải là những hiểu biết thông thường. Những thông tin này đòi hỏi phải có sự đầu tư của chủ sỡ hữu về vật chất, thời gian, công sức, trí tuệ, trải nghiệm của mình mới có được.
  • Thứ hai: Khi sử dụng trong kinh doanh, sản xuất thì chủ sỡ hữu sẽ chiếm ưu thế hơn các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Khi đó, các chủ sỡ hữu sẽ tạo ra được các sản phẩm với chất lượng hơn, giá thành rẻ hơn,…nhờ vậy, sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp.
  • Thứ ba: Những thông tin này phải được bảo mật một cách nghiêm ngặt, không để thông tin đó bị bộc lộ và bị tiếp cận một cách dễ dàng bởi các chủ thể kinh doanh khác.

Bên cạnh đó, thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh là vô thời hạn cho đến khi những thông tin trên bị bộc lộ không còn là bí mật nữa, những thông tin đã bị bộc lộ và nhiều người biết đến rộng rãi.

Chú ý các đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh, cụ thể:

  • Các bí mật về kinh doanh
  • Bí mật về quản lý nhà nước
  • Bí mật về an ninh quốc phòng
  • Các bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

2. Tiết lộ bí mật công ty có vi phạm pháp luật không?

a. Trường hợp vi phạm pháp luật:

Căn cứ Điều 127 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH có quy định các hành vi bị cấm đối với bí mật kinh doanh như sau:

Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
  •  Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
  • Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
  • Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

Như vậy, bí mật kinh doanh là một đối tượng được Luật sỡ hữu trí tuệ bảo hộ nên những hành vi xâm phạm, bị thu thập, sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh trái pháp luật sẽ bị cấm và khi đó chủ sỡ hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo hộ.

Theo đó, nếu tiết lộ thông tin cho đối thủ cạnh tranh khác là bí mật kinh doanh thì pháp luật sẽ bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của công ty bạn đối với bí mật kinh doanh đó. Theo đó, chủ thể tiết lộ sẽ bị xử phạt Theo Điều 29 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 29. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

2. Ngoài việc bị phạt theo Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, chủ thể tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh của công ty mà không đuợc chủ sỡ hữu bí mật kinh doanh đó cho phép thì tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, bên cạnh  doanh nghiệp  đối thủ vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, nếu nội quy lao động có quy định về vấn đề bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động mà người lao động vẫn tiết lộ thông tin một cách trái pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng một trong các biện pháp kỷ luật lao động được quy định tại điều 125 Bộ luật lao động năm 2012 như: Khiển trách;  Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; và nặng nhất là Sa thải. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo đúng quy định Điều 123 Bộ luật lao động 2012 và Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

b. Trường hợp không vi phạm pháp luật:

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 125 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH có quy định như sau:

Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
  • Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
  • Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

Như vậy, đối với những trường hợp đặc biệt nêu trên thì khi tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty thì chủ thể tiết lộ sẽ không được xem là vi phạm pháp luật.

Ví dụ như: tiết lộ bí mất của một công ty sản xuất đồ hộp về việc chất bảo quản đồ hộp có thành phần gây ung thu¸có hại cho sức khỏe cho công chúng được biết. Đây là được xem hành vi không vi phạm pháp luật, căn cứ theo điểm b Khoản 3 Điều 125 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm