“Lá lành đùm lá rách” không phải tự dưng được gợi nhớ ngẫu nhiên mà nó là truyền thống của dân tộc ta. Mặc dù thời đại công nghệ phát triển song mức sống cũng như những vấn đề xã hội ở các vùng khác nhau vẫn có sự chênh lệch lớn. Nhằm chia sẻ một phần những khó khăn mà người dân gánh chịu nên từ trước tới nay vấn đề hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ với nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên việc xác định đâu là hộ nghèo, hộ cận nghèo phải dựa trên những tiêu chí nhất định. Vậy những tiêu chuẩn của hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 59/2015/QĐ-TTg;
- Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH.
Nội dung tư vấn
Hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì?
Chúng ta vẫn luôn nhắc tới hộ nghèo, hộ cận nghèo; hướng tới giảm số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo,…. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hai khái niệm này.
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH giải thích như sau:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;
Như vậy hộ gia đình đó phải được điều tra, rà soát; khi đáp ứng điều kiện do pháp luật quy định và được Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo
Tiêu chí xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo được quy định rõ tại Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg như sau:
Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
1. Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào 2 tiêu chí là thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo. Mức độ của các tiêu chí trên tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể:
Tiêu chí xác định hộ nghèo
Tiêu chí hộ nghèo được cụ thể hóa với nội dung như sau: Tại Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng; thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng; thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Tiêu chí xác định hộ cận nghèo
Điều kiện này được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg như sau:
Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Như vậy để xác định có thuộc hộ nghèo hay không thì cần phải xem xét hai yếu tố trên và với mỗi khu vực nông thôn, thành thị sẽ có mức xác định khác nhau do tính chất của nông thôn và đô thị khác nhau.
Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo
Chỉ số đo lường | Mức độ thiếu hụt | Cơ sở pháp lý |
1 Trình độ giáo dục của người lớn |
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học |
Hiến pháp 2013 NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP) |
2. Tình trạng đi học của trẻ em |
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 – 14 tuổi) hiện không đi học |
Hiến pháp 2013. Luật Giáo dục 2005. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. |
3. Tiếp cận các dịch vụ y tế |
Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/ chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường) |
Hiến pháp 2013. Luật Khám chữa bệnh 2011. |
4. Bảo hiểm y tế |
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế |
Hiến pháp 2013. Luật bảo hiểm y tế 2014. NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. |
5. Chất lượng nhà ở |
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ) |
Luật Nhà ở 2014. NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. |
6. Diện tích nhà ở bình quân đầu người | Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2 |
Luật Nhà ở 2014. Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 |
7. Nguồn nước sinh hoạt |
Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh | NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. |
8. Hố xí/nhà vệ sinh | Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh | NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. |
9. Sử dụng dịch vụ viễn thông |
Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet |
Luật Viễn thông 2009. NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. |
10. Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin | Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn |
Luật Thông tin Truyền thông 2015. NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. |
Tại sao phải quy định tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo?
Việc xác định tiêu chuẩn là hộ nghèo, cận nghèo hay không phụ thuộc việc có đạt mức thu nhập cũng như thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như thế nào. Pháp luật quy định rõ ràng tiêu chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo bởi các lý do sau:
Thứ nhất, xác định đúng những đối tượng cần được sự trợ giúp của xã hội để đảm bảo ổn định được cuộc sống tối thiểu. Đồng thời tránh tình trạng làm dụng; để được hưởng chính sách ưu đãi chỉ dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Thứ hai, những tiêu chuẩn chính là căn cứ để xét duyệt hộ nghèo, cận nghèo; là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể điều phối sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời đối tượng trên.
Thứ ba, là cơ sở để thực hiện chiến lược giảm nghèo của quốc gia; hướng tới cuộc sống đầy đủ, lành mạnh, nâng cao phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ tư, Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là không đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nếu gia đình hộ nghèo có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
Như vậy nhà ở của gia đình hộ nghèo bị sập sẽ được hỗ trợ chi phí làm nhà.
– Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh
– Miễn học phí cho học sinh, sinh viên
– Hỗ trợ vay vốn xây nhà ở
– Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng
-Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp tỉnh.
– Ban hành và chỉ đạo triển khai kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
– Tổng hợp, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn; báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ có mức sống trung bình trên địa bàn.