Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?

bởi Thanh Tri
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?

Hiện nay tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một vấn đề nan giải của nước ta, đã tồn tại và gắn liền cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính đảm bảo sự sống còn của con người, do đó, thực phẩm kém an toàn vệ sinh thực phẩm đe dọa rất lớn đến sức khỏe của toàn cộng đồng. Vậy Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?

Tại bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?”. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết.

Căn cứ pháp lý

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm là gì?

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội của con người cũng như là toàn xã hội. Trong thời kỳ hiện nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang gặp những mặt tiêu cực nhất định và hình thành nên tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là những hành vi ,hành động của một hoặc nhiều chủ thể, tổ chức có các hoạt động gây ra việc mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn cho thực phẩm cung cấp cho con người, gây nên những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe, tính mạng của mọi người trong toàn thể xã hội. Có thể là thực phẩm bẩn, ôi thiu, mốc hay những thực phẩm không đảm bảo được chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn mà an toàn thực phẩm đã đặt ra.

Dấu Hiệu Pháp Lý Của Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm

Những người vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại điều 244 BLHS hiện hành:

  1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Khách thể của tội phạm:

  • Xâm phạm chế độ quản lí của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Mặt khách quan:

  • Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
  • Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
  • Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
  • Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm.
  • Những hành vi trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng mới cấu thành tội phạm này, nếu không thì chỉ xử phạt hành chính.

Mặt chủ quan:

  • Lỗi cố ý

Chủ thể:

  • Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?

Theo điều 317, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như sau:

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
    • a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • c) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    • a) Có tổ chức;
    • b) Làm chết người;
    • c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
    • d) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    • đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    • e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
    • g) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
    • h) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    • i) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    • a) Làm chết 02 người;
    • b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
    • c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    • d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
    • đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    • e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
    • a) Làm chết 03 người trở lên;
    • b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
    • c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    • d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
    • đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    • e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm tù.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn đề “Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm bị xử lý ra sao?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến lệ phí đăng ký khai sinh quá hạn… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. Để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao khó xử lý người làm thực phẩm bẩn?

– Trên thực tế hành vi làm thực phẩm bẩn rất đa dạng để phát hiện và xử lý hành vi làm thực phẩm bẩn thì cơ quan có thẩm quyền cũng phải triển khai hoạt động kiểm tra, thanh tra trên phạm vi rất rộng mới kiểm soát và phát hiện được hành vi vi phạm như vậy sẽ khó mà sát sao và phát hiện triệt để được.
– Không phải loại thực phẩm bẩn nào cũng xác định được bằng mắt thường mà phải thông qua quá trình kiểm nghiệm (cần thời gian để xác định) do đó, thời điểm phát hiện hành vi có dấu hiệu của hành vi làm thực phẩm bẩn nhưng chưa đủ căn cứ để xử lý ngay vì cần phải có kết quả kiểm nghiệm kết luận thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm mới có đủ cơ sở để xử lý.

Cơ quan nào giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Có thể xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở những đơn vị sau:
+ Bộ y tế có quyền cấp giấy chứng nhận khi mà cơ sở kinh doanh bảo đủ điều kiện về an toàn thực phẩm: thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, nấm, sâm, đông trùng hạ thảo.
+ Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm – sở y tế có quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm: nhà hàng, quán cà phê ,quán ăn ,khách sạn, bếp ăn tập thể, thực phẩm là nước đóng chai.
+ Sở Nông nghiệp cũng có quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở ở như là kinh doanh rau củ quả ,kinh doanh thực phẩm tươi sống, các loại trà.
+ Sở Công thương cấp giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các  cơ sở kinh doanh sữa, siêu thị ,cửa hàng tiện lợi .

Nhà hàng mất vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử phạt thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định về việc vi phạm sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm.
Theo quy định trên khi mà nhà hàng nếu như mất vệ sinh an toàn thì có thể bị xử phạt hành chính: có thể là phạt tiền từ 01 đến 02 lần ; phạt tiền từ 20.000.000₫ đến 40 triệu đồng khi mà có hành vi sử dụng động, thực vật sản xuất không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng là thực phẩm, động vật không thuộc loại để sản xuất, chế biến động vật chết do dịch bệnh có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; phạt tiền từ 5 đến 7 lần vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có thể áp dụng các hình phạt bổ sung là đình chỉ, tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận kinh doanh theo từng mức độ nguy hiểm của hành vi mà áp dụng các quy định pháp luật phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm