Trong cuộc sống luôn tồn tại những sự việc bất bình khiến cho dư luận phải phẫn nộ. Điển hình là việc một ông bố trẻ đã có hành vi bạo hành chính người con của mình bằng việc tát liên tục vào mặt đứa trẻ. Khi clip ghi lại sự việc được phát tán trên mạng thì mọi người đều có chung quan điểm cần trừng trị người bố này. Bên cạnh đó, có một người bất bình trước hành vi trên đã treo thường 20 triệu đồng cho anh chị hiệp sỹ giang hồ nào “dạy dỗ” lại ông bố trong clip. Tuy nhiên, bất bình và thể hiện thái độ phản đối với sự việc bất bình cũng phải có chừng mực và tuân thủ theo quy định pháp luật. Vậy việc kêu gọi và treo thưởng tiền nhằm xúi giục mọi người đánh đập ông bố kia thì có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Treo thưởng tiền để xúi giục người khác đánh đập ai đó có phạm tội không?
Ngay sau khi nhân vật có nick Facebook D.V.H đăng status với nội dung treo thưởng 20 triệu động nhằm kêu gọi những hiệp sỹ, giang hồ ra tay “dạy dỗ” lại ông bố có hành vi bạo hành con mình đã được hưởng ứng bởi rất nhiều người. Cụ thể, có một nhóm người đã tìm tới nơi ở của ông bố trẻ hung ác để đánh đạp anh này. Sự việc diễn ra được nhiều người trong đó có cả người trong cuộc quay video, thậm trí là livestream trực tiếp diễn biến vụ việc. Trong clip ghi lại sự việc ông bố trẻ bị nhóm người vây xung quanh trong bộ dạng cởi trần và gương mặt đầy máu tiếp tục bị nhóm người đạp liên tiếp kèm theo những lời chửi rủa, thóa mạ.
Dù cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và làm rõ vụ việc nhưng chưa thể có kết quả cuối cùng về việc xác định mức độ thương tật của ông bố bị đánh. Tuy nhiên có thể hành vi tụ tập thành nhóm và đánh đập người khác của nhóm thanh niên kia là một hành vi tội phạm, được quy định tại Điều 134 Bộ Luật hình sự về Tội cố ý gây thương tích. Đồng thời, nhóm người này đã xông vào nhà của ông bố trẻ để thực hiện việc hành hung còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ Luật hình sự. Rõ ràng, hành vi của nhóm người này chắc chắn sẽ bị cơ quan chức năng điều tra và xử lý.
Tuy nhiên, mọi việc có thể được cho là bắt nguồn từ lời kêu gọi trên mạng của nhân vật D.V.H. Hành vi “thay trời hành đạo” của anh này khi treo thưởng tiền để khuyến khích, xúi giục đánh người khác đánh đạp ông bố trẻ cũng là một hành vi tội phạm. Cụ thể, nhóm người kia đã tụ tập, có hành vi hành hung, đánh đập ông bố trẻ nên đó cũng là một hành vi gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự. Dù nhân vật D.V.H không trực tiếp thực hiện việc đánh đập, gây rối trật tự nhưng việc anh này treo thưởng tiền nhằm kích động, xúi giục đánh người khác gây rối thì cũng bị coi là tôi phạm. Thậm trí, hành vi xúi giục còn phải nhận mức hình phạt nặng hơn vì là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 3 Điều 318.
Mức xử phạt đối với hành vi xúi giục gây rối trật tự công cộng
Trong trường hợp chứng minh được việc nhóm người trực tiếp tìm tới nơi ở và đánh đập ông bố trẻ hung ác là có động lực từ việc muốn nhận khoản tiền 20 triệu đồng theo như lời kêu gọi của D.V.H thì anh chàng này có thể phải đối mặt với mức án phạt cao nhất lên tới 7 năm tù giam. Cụ thể, hành vi xúi giục người khác gây rối trật tự công cộng được quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự như sau:
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Dù ông bố trẻ hung ác xứng đáng bị lên án và nhận sự trừng phạt. Tuy nhiên, hay để pháp luật trừng phạt đối với hành vi ấy. Chúng ta không nên “thay trời hành đao” một cách quá khích, có thể dẫn tới những hậu quả không đáng có trong trường hợp của nhóm thanh niên và D.V.H nêu trên.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Đánh người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Người nào cố ý gây thường tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. Trường hợp làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho phụ nữ mà biết là có thai; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Đối với người dưới 16 tuổi;
+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.