Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong một số trường hợp người lao động được quyền nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều tình huống doanh nghiệp gây khó dễ, không cho nhân viên được phép nghỉ. Vậy việc từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt không? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khi nào lao động được nghỉ không lương?
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra, người lao động còn được quyền thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương. Dù pháp luật không quy định, nhưng có thể hiểu rằng, trong trường hợp này, người lao động có dự định nghỉ không hưởng lương vẫn phải thực hiện thông báo trước với doanh nghiệp, và được doanh nghiệp chấp thuận trước khi nghỉ.
Khi đó, người lao động không bị giới hạn số ngày trong năm và số ngày nghỉ trong mỗi lần, miễn là người lao động thỏa thuận được với doanh nghiệp.
Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý là thời gian nghỉ không hưởng lương vẫn tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, nếu thời điểm hết thời gian nghỉ không hưởng lương xảy ra trước hoặc trùng với thời điểm hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hai bên phải thực hiện chấm dứt hợp đồng hoặc thỏa thuận giao kết hợp đồng mới.
Nếu muốn nghỉ không có lương, người lao động cần phải có đơn trình bày rõ lý do để ban lãnh đạo công ty, quản lý trực tiếp để được xét duyệt.
Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt không?
Theo quy định đã nêu trên, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.
Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;…
Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4 – 10 triệu đồng.
Ngoài ra, trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Người lao động tự ý nghỉ việc có được hưởng lương không?
Đối với trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc sẽ được trả lương trong trường hợp sau:
Người lao động phải báo trước cho người chủ sử dụng lao động: Ít nhất 30 ngày; ít nhất 3 ngày; tương ứng với từng loại hợp đồng: Hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ. Hoặc phải báo trước với chủ sử dụng lao động với loại hình công việc nhất định và có thời gian làm việc dưới 12 tháng.
Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời gian làm việc thì cùng được quyền đơn phương chấm dứt nhưng cũng phải báo trước cho người sử dụng lao động tối thiểu là 45 ngày. Trong trường hợp tự ý nghỉ việc này thì người lao động sẽ được trả lương đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu đơn xin nghỉ không lương mới nhất năm 2022
- NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương ở TP HCM nhận hỗ trợ tiền mặt do ảnh hưởng Covid-19 như thế nào?
- Người lao động tự ý nghỉ việc có được hưởng lương không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong khoản 4, điều 42, Quyết định số 595/QĐ – BHXH đã quy định rõ: nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên; thì không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên trong tháng đó. Nếu thời gian nghỉ trong tháng diễn ra dưới 14 ngày. Người sử dụng lao động và người lao động buộc phải tham gia nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Quốc ngữ, tiêu đề
Người nhận đơn: Ban giám đốc, phòng ban trực tiếp làm việc, phòng hành chính – nhân sự.
Thông tin người làm đơn gồm: họ tên, địa chỉ, chức vụ, bộ phận làm việc….
Thời gian xin nghỉ: ghi rõ từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc …
Lý do xin nghỉ phép không lương.
Kế hoạch bàn giao công việc: ghi rõ thông tin của người tạm thời quản lý công việc trong khi bạn đang nghỉ phép.
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.