Việc tự vệ là bắt buộc khi chúng ta gặp nguy hiểm. Nắm bắt được điều nên Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ về việc tự vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự, cho thấy sự đầy đủ chi tiết tối đa của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, phải là tự vệ chính đáng thì mới được pháp luật ghi nhận, bất kì một hành vi tự vệ thừa nào đều không được công nhận và tùy theo từng trường hợp mà áp dụng những điều luật khác quy định. Vậy Tự vệ chính đáng có phải đi tù không?
Câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết sau. LSX hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Tự vệ chính đáng là gì ?
Để tránh lại sự xâm hại sức khỏe, thân thể của người khác chúng ta phải tự vệ. Vậy tự vệ chính đáng là gì ?
Tự vệ chính đáng trước hành vi xâm phạm của người khác, theo cách hiểu pháp lý thì có thể hiểu là phòng vệ chính đáng. Sẽ không khó để bắt gặp các thuật ngữ phòng vệ chính đáng trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự…
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoăc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. ( Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017). Phòng vệ chính đáng không được coi là tội phạm và người phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi các hành vi tự vệ của mình.
Ví dụ: Khi đi chơi ở công viên anh A đã bị một nhóm thanh niên vây đánh mình, khi đó anh A đã tự vệ bằng cách đó là đánh lại nhóm thanh niên này để bỏ chạy. Hậu quả để lại đó là các thanh niên trong nhóm này bị thương. Tuy anh A có hành vi đánh các thanh niên nhưng đây được coi là phòng vệ chính đáng và không bị coi là tội phạm.
Tự vệ chính đáng đúng pháp luật.
Tuy nhiên, ngoài những hành vi phòng vệ chính đáng thì có những hành vi chống trả được coi là hành vi phòng vệ không chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự.
a) Các trường hợp tự vệ chính đáng đúng luật:
Tại điều 23, 24, 25, 26 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, những trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự như:
- Để tránh những thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
- Buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ để bắt người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác.
- Mặc dù đã tuân thỉ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn gây ra thiệt hại không tránh khỏi khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thưực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó mà gây ra thiệt hại.
Làm chết người do tự vệ, có phạm tội không?
Căn cứ theo khoản 1 điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Do đó, kẻ cướp nói riêng, người có hành vi vi phạm pháp luật nói chung đang xâm phạm đến tài sản, tính mạng của bạn, của người khác hoặc của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức khác, bạn được chống trả một cách cần thiết (không được quá mức cần thiết) để kẻ này dừng hành vi xâm phạm.
Tự vệ chính đáng có phải đi tù không?
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, không phải khi nào chúng ta cũng có thể kiểm soát được các hành vi của mình trước sự xâm phạm sức khỏe, thân thể của ngưfời khác…Do vậy, rất dễ dẫn đến hậu quả vượt quá mức cần thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
b) Tự vệ nhưng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tôi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội đó là: Mức xử phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với trường hợp: Giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Phạm tội từ 02 người trở lên sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc hay không?
- Mang gậy bóng chày trên xe để tự vệ có bị xử phạt hay không?
- Sử dụng móc khóa tự vệ kubaton có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tự vệ chính đáng có phải đi tù không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu đơn xin thuê đất mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến hậu quả chết người theo quy định trên thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
Một số trường hợp không xem là phòng vệ chính đáng như:
Phòng vệ quá sớm. Đây là trường hợp có hành vi chống trả khi chua có những biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc.
Phòng vệ quá muộn. Đây là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã thực sự chấm dứt trên thực tế.
Phòng vệ tưởng tượng, là gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người này đang có hành vi xâm phạm nguy hiểm cho xã hội. Đây là một trường hợp đặc biệt.