Tự ý vào nhà người khác có hợp pháp?

bởi

Nhà là nơi để người ta về sau một ngày làm việc mệt mỏi, nó thuộc quyền sở hữu của người khác và tất nhiên, hành vi xâm phạm chỗ ở, đột nhập một cách hợp pháp vào nhà của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy, liệu mức xử phạt sẽ như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý thế nào?

Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp và không bất cứ ai được phép xâm phạm đến chỗ ở của người khác, trừ trường hợp được sự cho phép của người đó. Cụ thể hóa tại Điều 22 Hiến pháp 2013: 

Điều 22  

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Theo đó, chỗ ở được hiểu đơn giản là nơi một người sử dụng để sinh sống, làm việc và thuộc quyền sở hữu của người đó. Thậm chí, trường hợp không có quyền sở hữu nhưng vẫn thuộc quyền sử dụng của người đó thông qua việc cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định như nhà ở, phương tiện hoặc nơi người này được phép sử dụng để ở.

Định nghĩa này được cụ thể hóa tại Luật Cư trú. Theo đó, nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Bởi vậy thì mọi hành vi xâm phạm, tự ý đột nhập trái phép vào nhà người khác đều là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm sẽ phải chịu những chế tài nhất định cho hành vi của mình. 

Tự ý vào nhà người khác có thể bị phạt đến 05 năm tù

Trách nhiệm hình sự có thể đặt ra đối với hành vi xâm phạm chỗ ở, tự ý vào nhà người khác mà không được sự cho phép. Căn cứ theo Điều 158, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì việc tự ý vào nhà người khác được xem là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. 

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

….Như vậy, pháp luật liệt kê ra các trường hợp được xem là xâm phạm chỗ ở của người khác như sau: 

  • Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
  • Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ trái pháp luật;
  • Chiếm giữ chỗ ở của người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp chỗ ở của họ;
  • Cản trở không cho người đang ở hoặc đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

Hành vi này khiến người vi phạm sẽ phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

Không được đột nhập nhưng được khám xét

Khám xét ở đây được hiểu đơn giản cũng là hành vi vào nhà của người khác. Xét về bản chất, nó vẫn là hành vi xâm phạm đến chỗ ở của người khác nhưng lại đúng pháp luật. Nó chỉ đúng pháp luật trong 3 trường hợp sau: 

  • Có căn cứ về việc chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội;
  • Người đang bị truy nã trốn tại nơi ở này;
  • Khi truy tìm và giải cứu nạn nhân;

Cụ thể hóa từ Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. 

Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.Việc khám xét chỗ ở của người khác phả đáp ứng được điều kiện đó là phải có mặt người đó, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến.

Việc khám xét phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 

  • Nếu người này cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc có lý do không thể có mặt được mà việc khám xét không thể không thực hiện thì phải có mặt của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
  • Trong khi khám xét, những người có mặt tại chỗ ở không được tự ý rời khỏi, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với người khác cho đến khi khám xét xong.
  • Không được khám xét chỗ ở vào ban đêm.(Trừ trường hợp khẩn cấp, bắt buộc phải thực hiện)

Rõ ràng hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Khám xét chỗ ở là gì?

Câu hỏi thường gặp

Nhà ở là gì?

khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014, Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Việc khám xét chỗ ở xảy ra khi nào?

Theo Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, việc khám xét chỗ ở sẽ diễn ra khi:
+ Có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
+ Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

Mục đích của việc khám xét chỗ ở là gì?

Việc khám xét chỗ ở sẽ diễn ra nhằm:
+ Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra;
+ Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật , tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành;
+ Phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, xác chết hoặc người bị bắt cóc.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm