Xin chào Luật sư. Tôi tên là Hy. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Vật chứng được trả lại khi nào? Xử lý vật chứng như thế nào? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Vật chứng là gì?
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Vật chứng được trả lại khi nào?
về biện pháp xử lý vật chứng, BLTTHS năm 2015 đã kế thừa những quy định của BLTTHS năm 2003, đã cụ thể hóa, chi tiết hơn, bổ sung thêm những biện pháp xử lý mới trong từng trường hợp cụ thể:
– Đối với nhóm vật là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành có hai biện pháp xử lý có thể được áp dụng là tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tịch thu để tiêu hủy, trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng khi căn cứ vào mục đích xử lý của từng biện pháp và giá trị của từng loại vật chứng. Biện pháp xử lý tịch thu nộp ngân sách nhà nước những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, cấm lưu hành được áp dụng khi những vật này có giá trị làm lợi cho ngân sách Nhà nước mà nếu đem tiêu hủy những vật này thì sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết. Ngược lại, biện pháp xử lý tịch thu, tiêu hủy những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm, vật cấm lưu hành sẽ được áp dụng khi những vật này không có giá trị và nếu để nó tồn tại thì có thể sẽ gây nguy hại cho xã hội. Chẳng hạn, vật chứng là ma túy các loại, văn hóa phẩm đồ trụy, tài liệu phản động…, thì sẽ bị xử lý bằng hình thức tịch thu, tiêu hủy.
– Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì được xử lý bằng biện pháp tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là những tiền bạc, tài sản người phạm tội có được do thực hiện hành vi phạm tội mà không phải là do chiếm đoạt được của người khác. Ví dụ, tiền bạc, tài sản người phạm tội có được do buôn lậu, mua bán ma túy, kinh doanh trái phép, mua bán hàng giả… Bên cạnh đó, tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có còn là tiền bạc, tài sản mà người phạm tội có được do chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của người khác rồi sau đó dùng đầu tư vào lĩnh vực nào đó và có lợi nhuận. Ví dụ, một người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng thì số tiền trúng thưởng xổ số đó cũng được xem là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có và sẽ bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước.
– Đối với vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Đây là những vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hoặc cũng có thể là công cụ, phương tiện phạm tội. Những vật chứng này khi xét về giá trị kinh tế thì không có hoặc giá trị sử dụng cũng không còn nên sẽ được tiêu hủy.
– Đối với vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể bán theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy, , tuy nhiên điểm mới của điểm này là quy định thẩm quyền giải quyết có thể trong tất cả các giai đoạn của việc giải quyết vụ án hình sự, trong trường hợp không bán được thì được tiêu hủy, quy định này phù hợp với đặc thù của vật chứng là hàng hóa mau hỏng không để được lâu, đây là điểm mới của BLTTHS 2015 nhằm khắc phục được những hạn chế trước đây của BLTTHS năm 2003.
– Đối với vật, tiền là vật chứng của cá nhân, tổ chức thì trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án và thi hành án. Điểm b khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định “Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án”. Đây là quy định tiến bộ nhằm khắc phục tình trạng chậm trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người này, trong trường hợp việc trả không ảnh hưởng đến xử lý vụ án, thi hành án hình sự, do sự cố ý hay tắc tách, tùy tiện của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Quy định này xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng khi xử lý vật chứng; khắc phục được hạn chế quy định tại ý 2 điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS năm 2003.
– Ngoài những biện pháp xử lý vật chứng đã nêu trên, điểm a khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định việc tài sản bị thu giữ, tạm giữ nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, xét thấy tài sản này không phải là vật chứng của vụ án thì trả lại cho chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp của tài sản đó. Trong BLTTHS năm 2003 vấn đề này không đưa vào biện pháp xử lý vật chứng ở Điều 76 mà được quy định tại Thông tư số 06/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24/10/1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
– Điểm mới trong vấn đề xử lý vật chứng mà BLTTHS năm 2015 quy định đó là: Đối với vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai bị thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án thì sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật,quy định này phù hợp với thực tế hiện nay trong việc xử lý các vụ án liên quan đến các loại vật chứng này, khắc phục được hạn chế mà BLTTHS năm 2003 không quy định. Động vật hoang dã là vật chứng đặc biệt như các loại động vật quý hiếm, nguy cấp đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước bằng các cơ quan quản lý chuyên môn, chuyên ngành như Kiểm lâm, Trung tâm bảo tồn… Thực vật ngoại lai là các nguồn gen được du nhập từ ngoài vào nước ta, các nguồn gen này có thể có lợi và có hại, đây là những loại vật chứng đặc biệt cơ quan tố tụng không có khả năng xử lý mà phải giao cho cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Xử lý vật chứng như thế nào
Xử lý vật chứng là xem xét, giải quyết vật chứng đã thu thập được.
Trong quá trình giải quyết vụ án, khi có vật chứng được thu thập thì những người có thẩm quyền do pháp luật quy định phải quyết định xử lí vật chứng. Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định xử lý vật chứng. Ở giai đoạn xét xử, việc xử lí vật chứng do chánh án, phó chánh án toà án cùng cấp hoặc hội đồng xét xử quyết định.
Thông thường, các vật chứng được hội đồng xét xử quyết định xử lí khi xét xử nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với vật chứng là vật, tiền thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Chánh án, Phó Chánh án Toà án đang thự lí vụ án có quyền quyết định trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lÍ vụ án. Ví dụ: A lấy trộm chiếc xe đạp, sau khi đã xác định chiếc xe đó thuộc sở hữu của B thì trả lại cho B ngay từ giai đoạn điều tra mà không cần giữ lại đến khi xét xử.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu: đối với vật chứng thì giải quyết theo tố tụng dân sự để xác định quyền sở hữu đối với vật chứng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vật chứng được trả lại khi nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty,đăng ký nhãn hiệu, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Bảo quản vật chứng và quy định của pháp luật
- Trường hợp nào mua nhà chung cư không phải đóng thuế VAT?
- Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi ở đâu?
Các câu hỏi thường gặp
Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định: Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy. Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng hoặc khó bảo quản bao gồm: Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác) hoặc là các loại hóa chất… Đối với hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản, BLTTHS năm 2003 không quy định hình thức bán, đó là bán thông thường hay bán đấu giá theo thủ tục bán đấu giá tài sản. Trong thực tiễn giải quyết vụ án đối với loại vật chứng này có trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc tự mình đánh giá hàng hóa đó là mau hỏng để tiến hành bán đấu giá, có cơ quan yêu cầu các cơ quan chuyên ngành vào thực hiện các nội dung trên, từ đó dẫn tới việc xử lý vật chứng không thống nhất, có lúc dẫn tới sai sót do đánh giá không chính xác vật có phải là mau hỏng hoặc khó bảo quản hay không.
Thứ hai, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015 thì vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Việc BLTTHS năm 205 quy định việc tịch thu tiêu hủy vật chứng là cần thiết nếu vật chứng đó không còn giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đáng kể, nhưng hiện nay cũng chưa có quy định hoặc văn bản hướng dẫn như thế nào là “vật chứng không có giá trị hoặc giá trị sử dụng không đáng kể” để xử lý, do luật không quy định nên nhiều trường hợp cơ quan tố tụng đã tự xác định vật chứng không còn giá trị theo ý chí cá nhân để xử lý. Việc cơ quan tố tụng tự đánh giá không có căn cứ xác định đôi lúc sẽ dẫn tới không chính xác, nếu việc đánh giá không cẩn thận, tỉ mỉ sẽ dẫn tới việc xử lý vật chứng tùy tiện, không đúng pháp luật.
Thứ ba, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015: Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao ngay cho cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp, quy định này được hiểu đối với loại vật chứng này cơ quan tiến hành tố tụng không có thẩm quyền xử lý mà thẩm quyền xử lý đó là các cơ quan chuyên ngành được pháp luật quy định như cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Hải quan, cơ quan khác của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…, do đó Luật quy định sau khi có kết luận giám định thì cơ quan tố tụng phải giao ngày cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng là động vật hoang dã hoặc thực vật ngoài lai. Quy định này của BLTTHS năm 2015 đưa vào trong vấn đề xử lý vật chứng là rất phù hợp với các vụ án về môi trường hoặc vụ án khác liên quan đến thực vật ngoại lại.
Thứ tư, BLTTHS năm 2015 không quy định vấn đề xử lý đối với những vật chứng được xem làm tài sản đặc biệt mà BLTTHS năm 2015 chỉ quy định chung là trả lại ngay tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Tài sản đặc biệt theo chúng tôi hiểu, đó là: tranh, ảnh có giá trị nghệ thuật lớn, chim cảnh, cây cảnh có giá trị, các loại tác phẩm nghệ thuật khác như tượng điêu khắc, các dụng cụ âm nhạc có giá trị
Vật chứng là tiền có thể được thu thập trong một số vụ án như: trộm cắp tài sản, nhận hối lộ, đánh bạc … Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay vẫn còn cơ quan tiến hành tố tụng mắc sai sót về bảo quản vật chứng là tiền.
BLTTHS năm 2015 có quy định rất rõ là vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn vụ án như: nhận hối lộ, đánh bạc … cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành giám định tiền để xác định tiền là thật hay giả mà chỉ lập biên thu giữ tang vật trong đó ghi nhận tổng số tiền đã tịch thu.