Được phục vụ tổ quốc là một điều thiêng liêng cao cả; Tuy nhiên hiện nay, chứng kiến một bộ phân thế hệ trẻ có tư tưởng trốn tránh trách nhiệm với tổ quốc bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó xăm hình là một hình thức phổ biến được các thanh niên truyền tai nhau. Vậy, xăm hình có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- Thông tư 148/2018/TT-BQP
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự hay còn gọi là quân dịch là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Ở những nước có quy định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc; công dân được yêu cầu phải gia nhập quân đội trong một thời gian nhất định;bất chấp việc những người này có mong muốn phục vụ trong quân đội hay không.
Điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Để xem xét xem xăm hình có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không; chúng ta cần xem xét các điều kiện sau đây:
Về độ tuổi, tham gia nghĩa vụ quân sự
Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của Nhà nước; Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn nhập ngũ trong mốc thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì sẽ tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Về sức khỏe, tham gia nghĩa vụ quân sự
Tiêu chuẩn sức khỏe được quy định như sau:
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chỉ tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự đối với những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3.
Đối với các cơ quan, đơn vị cũng như các vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định chung của Bộ Quốc phòng.
Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Về chính trị
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an; quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Về văn hóa
Quy định tuyển chọn và gọi nhập ngũ đối với công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét; quyết định được tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ có trình độ văn hóa lớp 7.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học. Những trường hợp còn lại là từ trung học cơ sở trở lên.
Hiện nay xăm hình có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không.
Xăm hình xăm có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không; là câu hỏi mà có rất nhiều người quan tâm khi được gọi đi nhập ngũ. Ngày nay với sự phát triển của xã hội; việc xăm hình không còn là điều gì quá xa lạ, gây phản cảm như xưa. Một phần nữa, để khắc phục tình trạng một số người lợi dụng quy định của pháp luật; Khi bị gọi đi nghĩa vụ quân sự cố tình xăm hình trên người; Thậm chí xăm khắp cơ thể để làm sao không phải đi nghĩa vụ.
Tuy nhiên, hiện nay thông tư 140/2015/TT-BQP đã bãi bỏ quy định này. Theo đó theo quy định tại điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP về tiêu chuẩn tuyển quân; vấn đề xăm hình không được đề cập là một tiêu chuẩn để tuyển quân nữa dù là có hình xăm hay không;chỉ cần người trong điều kiện được gọi nhập ngũ đáp ứng được các điều kiện về tuyển quân như trình độ văn hóa, chính trị, sức khỏe; cũng như đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự thì đều có khả năng tham gia nghĩa vụ quân sự.Kế thừa các quy định của thông tư 140/2015-TT-BQP thì tại thông tư 148/2018/TT-BQP cũng có những quy định tương tự.
=> Tóm lại, khi các bạn đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự; thì vấn đề xăm hình không còn là một trong những quy định để không gọi nhập ngũ vào quân đội nữa.
Hi vọng, qua bài viết trên đã phần nào cung cấp kiến thức; giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về việc xăm hình có phải đi nghĩa vụ hay không.
Câu hỏi liên quan
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nghĩa vụ quân sự là gì” answer-0=”Nghĩa vụ quân sự hay còn gọi là quân dịch là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Ở những nước có quy định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, công dân được yêu cầu phải gia nhập quân đội trong một thời gian nhất định, bất chấp việc những người này có mong muốn phục vụ trong quân đội hay không.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài trong bao lâu” answer-1=”Căn cứ vào Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan; binh sĩ là 24 tháng. ” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Trốn tránh nghĩa vụ quân sự; có thể bị xử lý theo những hình thức nào” answer-2=”Hành vi trốn tránh; nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư: 0833 102 102